trẻ ngủ không sâu giấc

10 Cách Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Ngủ Không Sâu Giấc

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bạn chưa biết làm cách nào để giúp con mình ngủ sâu giấc. Hãy tham khảo ngay 10 cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc dưới đây! 

Giấc ngủ là điều quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tác động của giấc ngủ đối với các hormone trong cơ thể. Ví dụ ở trẻ em, giai đoạn tiết hormone tăng trưởng mạnh nhất là ngay sau khi bắt đầu giấc ngủ sâu. Chính vì vậy, nếu trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, bạn nên tham khảo một số phương pháp khắc phục tình trạng này cho bé yêu nhà mình nhé! 

1. Lập kế hoạch thư giãn trước khi ngủ 

Đối với trẻ ngủ không sâu giấc ban đêm, việc lập kế hoạch thư giãn hoàn toàn có thể bắt đầu bằng những hành động đơn giản như hát một bài hát, sử dụng máy tiếng ồn trắng. 

Trong trường hợp trẻ đã biết đi hoặc lớn hơn, bạn nên trò chuyện và tham khảo ý kiến ​​của con trong việc hoàn thiện kế hoạch hàng ngày. Hãy để con quyết định xem bạn sẽ đọc bao nhiêu cuốn sách cùng nhau hay nghe thể loại nhạc nào. Điều này giúp con xác định nhu cầu của bản thân cũng như tạo cho con cảm giác kiểm soát được mọi thứ diễn ra trước khi ngủ.

bé ngủ không sâu giấc
Đối với trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc, bạn nên bắt đầu hình thành thói quen thư giãn cho con sớm hơn.

Ngoài ra, bạn cần liệt kê các bước thư giãn theo trình tự rõ ràng. Đơn cử như mặc đồ ngủ – đánh răng – đọc sách – âu yếm – tắt đèn để dần dần hình thành thói quen lặp đi lặp lại, nhắc nhở con đã đến thời gian thư giãn chuẩn bị đi ngủ. 

2. Dành thời gian ở bên cạnh con buổi tối  

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé ngủ không sâu giấc là vì cảm giác bất an khi đi ngủ, mong muốn được người thân chăm sóc quan tâm nhiều hơn. Nhất là khi cha mẹ làm việc toàn thời gian vào ban ngày, buổi tối nên là lúc con cái nhận được sự quan tâm từ cha mẹ. 

Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể dành 5 đến 10 phút để âu yếm và giao tiếp bằng mắt, hát hoặc nói những lời nhẹ nhàng với con. 

3. Tuân thủ lịch đi ngủ và thức dậy 

Giữ lịch đi ngủ và thời gian thức dậy của con giống nhau mỗi ngày giúp cho đồng hồ sinh học của trẻ hoạt động đều đặn. Đó là một cách giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc kể cả cuối tuần và nghỉ lễ, cũng như những ngày đi học. 

trẻ ngủ không sâu giấc ban đêm
Thời gian ngủ không đều có thể trở thành nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc.

4. Tắt nguồn điện thoại 

Đặt điện thoại bên cạnh con trước khi ngủ là một ý tưởng tồi vì ánh sáng xanh sẽ kích thích não bộ khiến bé ngủ không sâu giấc. Thậm chí, ức chế việc sản xuất melatonin và serotonin – các hormone giúp bé buồn ngủ. 

Tốt nhất, bạn nên tắt màn hình ít nhất một đến hai giờ trước khi đi ngủ và đặt điện thoại cách xa chỗ ngủ. Ban ngày, bạn cũng nên tránh cho con dùng điện thoại quá nhiều để có thời gian hoạt động thể chất nhiều hơn, đốt cháy năng lượng tự nhiên giúp bé dễ dàng ngủ sâu giấc. 

5. Vệ sinh giấc ngủ 

Điều quan trọng nữa bạn cần ghi nhớ khi trẻ ngủ không sâu giấc là thực hành vệ sinh giấc ngủ. Chỉ sử dụng giường và phòng ngủ với mục đích để nghỉ ngơi, đảm bảo dọn dẹp đồ chơi của con trước khi đi ngủ hoặc cất chúng ở một khu vực khác trong nhà.

Đồng thời, bạn nên tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa giấc ngủ và giường ngủ để em bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ đúng nơi đúng lúc hơn.

cách giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc
Bạn nên loại bỏ những tác nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc khỏi phòng ngủ.

6. Tìm hiểu nguyên nhân ngủ không sâu giấc 

Nếu bé ngủ không sâu giấc hay giật mình vào ban đêm, đầu tiên bạn phải tìm hiểu xem có phải do chứng rối loạn giấc ngủ: sợ hãi ban đêm, mộng du hay gặp ác mộng hay không.

Ác mộng thường là những giấc mơ đáng sợ xảy ra trong giấc ngủ REM và phổ biến ở mọi người mọi lứa tuổi. Nếu con bạn gặp ác mộng quấy khóc vào đêm hôm trước, bạn có thể hỏi han và trấn an chúng vào buổi sáng. 

Mộng du và giật mình vào ban đêm thường xảy ra trong giấc ngủ sóng chậm và thường trẻ sẽ không nhớ về chúng vào hôm sau. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể nhờ trợ giúp của chuyên gia về giấc ngủ. 

7. Kiểm soát giấc ngủ trưa của trẻ 

Hầu hết trẻ em đều từ bỏ thói quen ngủ trưa khi ở độ tuổi từ 3 đến 5. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bé cáu gắt và căng thẳng sau đó, tốt nhất hãy kiểm soát giấc ngủ ngắn ban ngày của trẻ không quá 30 phút và không muộn hơn đầu giờ chiều. Những giấc ngủ kéo dài và muộn hơn có thể gây ra tình trạng khó ngủ hơn vào ban đêm.

bé ngủ không sâu giấc hay giật mình
Ngủ ngắn giúp trẻ dễ chịu và năng động hơn vào buổi chiều.

8.  Tránh đồ vật khiến trẻ phân tâm khi ngủ  

Nếu con bạn thường xuyên kiểm tra thời gian, hãy chủ động di chuyển đồng hồ đến vị trí mà chúng không thể nhìn thấy trên giường. Tránh các chương trình truyền hình đáng sợ hay trò chơi máy tính cũng có thể là cách hữu ích cho trẻ ngủ không sâu giấc. 

9. Ăn đủ và đúng bữa

Đảm bảo con bạn có một bữa ăn tối thỏa thích nhưng phải vào đúng thời điểm hợp lý. Bởi vì cảm giác quá đói hay quá no trước khi ngủ sẽ khiến trẻ tỉnh táo hoặc khó chịu hơn là bắt đầu thư giãn.

10. Đón nhận ánh sáng tự nhiên 

Khuyến khích con bạn đón nhận nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Ánh sáng rực rỡ sẽ ngăn chăn melatonin, điều hoà đồng hồ sinh học giúp con bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và buồn ngủ vào ban đêm.

Tóm lại, thông qua các các kể trên, hy vọng bạn sẽ giúp con ngủ ngon và sâu giấc mổi ngày, Trong trường hợp đã thử qua hết các phương pháp nhưng vẫn không hiệu quả, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc liên hệ với chuyên gia về giấc ngủ để giúp bạn xác định lý do và cách tốt nhất cho con bạn nhé! 

 

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ