Nếu thực sự cần, bạn vẫn có thể dùng thuốc để hỗ trợ giấc ngủ. Nhưng trước khi chuyển sang phương án này, hãy thử 5 cách ngủ sâu sau đây để giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn nhé!
Bạn đang có cảm giác cực kỳ uể oải cho dù đã ngủ đủ 7 đến 8 tiếng vào ban đêm? Rất có thể bạn đã bỏ lỡ những giấc ngủ sâu quý giá. Hãy tìm hiểu ngay các thông tin dưới đây để khám phá bí mật làm thế nào để có được giấc ngủ sâu hơn nhé!
1. Ngủ sâu là gì?
Ngủ sâu là phần thú vị nhất của giấc ngủ. Sau 20 đến 30 phút ngủ, cơ thể bắt đầu chìm sâu vào phần quan trọng nhất của chu kỳ ngủ, đó gọi là giai đoạn 3 của giấc ngủ sóng chậm (NREM).
Trong giai đoạn này, nhịp tim, nhịp thở và hoạt động của não chậm lại trong khi não tạo ra các sóng não chậm. Rất khó để đánh thức ai đó khỏi giấc ngủ sâu. Nếu thức dậy trong khi ngủ sâu, thậm chí bạn có thể cảm thấy chệnh choạng một chút.

2. Tại sao giấc ngủ sâu lại quan trọng?
Giai đoạn ngủ sâu là giai đoạn cần thiết cho sự phát triển cơ thể, điều hòa nội tiết tố và hơn thế nữa. Sự chuyển hóa glucose trong não tăng lên trong giai đoạn này, hỗ trợ lưu trữ thông tin, hình thành trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Giúp tăng cường khả năng học tập và làm việc trí não tổng thể.
Giấc ngủ sâu cũng là lúc tuyến yên tiết ra các hormone quan trọng, giống như hormone tăng trưởng của con người, dẫn đến sự phát triển của cơ thể.
Các lợi ích khác của giấc ngủ sâu còn bao gồm phục hồi năng lượng, tái tạo tế bào, tăng cung cấp máu cho cơ, thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường hệ thống miễn dịch.
3. Rủi ro liên quan đến việc thiếu ngủ sâu
Rõ ràng là thiếu ngủ phần nào gây hại cho sức khỏe của bạn. Nhưng khi ngủ không sâu giấc, thậm chí còn có nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể và não của bạn, bao gồm:
Đau nhức cơ thể
Thiếu ngủ sâu có thể khiến các cơn đau mãn tính trở nên trầm trọng hơn. Khi ngủ sâu hơn, bạn có thể cảm thấy ít đau hơn.

Ảnh hưởng hormone tăng trưởng
Giảm giấc ngủ sâu có thể gây cản trở việc tiết ra hormone tăng trưởng. Dẫn đến khả năng phát triển chậm hơn bình thường so với người có chất lượng giấc ngủ tốt, nhất là với trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Làm giảm trí nhớ
Đối với các bệnh nhân Alzheimer, người ta tìm thấy một loại protein dạng mảng beta-amyloid tích tụ trong mô não. Điều này có liên quan mật thiết với giấc ngủ sâu. Bởi vì thiếu ngủ sâu có thể cản trở quá trình thanh lọc các protein này, làm cho bệnh giảm trí nhớ tiến triển nhanh hơn.
Suy giảm chức năng miễn dịch
Thiếu ngủ sâu có thể gây hại cho hệ thống miễn dịch của bạn. Bạn có thể mắc nhiều bệnh thông thường hơn như cảm lạnh hoặc cảm cúm,… Thiếu ngủ sâu làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như bệnh tim hoặc ung thư.
4. “Bỏ túi” ngay các cách ngủ sâu hữu ích
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bởi vì chất lượng ăn uống ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn khá nhiều. Những người ăn chất xơ có nhiều thời gian trong giai đoạn giấc ngủ sóng chậm so với những người không ăn. Đồng thời, tránh tiêu thụ Caffeine sát giờ đi ngủ, vì có thể khiến bạn thức đêm. Bạn có thể thay thế bằng các loại thức uống khác như trà hoa cúc, nước lọc, sữa nóng…
Xây dựng lịch trình ngủ theo đồng hồ sinh học
Giấc ngủ sâu được hình thành khi bạn tuân theo nhịp sinh học, hay còn được gọi là đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Hãy đặt cho mình một lịch trình đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Lịch trình này sẽ phát tín hiệu cho hệ thống đồng hồ sinh học của bạn sẵn sàng cho giai đoạn nghỉ ngơi chất lượng.

Thay đổi thói quen và môi trường ngủ
Thói quen và môi trường ngủ có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ của bạn khá nhiều. Duy trì thói quen trước khi đi ngủ để thư giãn trong ngày, chẳng hạn như đọc sách hoặc đi tắm. Loại bỏ đèn sáng và tiếng ồn lớn khỏi phòng ngủ của bạn cũng có thể cải thiện giấc ngủ sâu.
Tóm lại, giấc ngủ sâu rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu không có được giấc ngủ sâu, đã đến lúc bạn kiểm tra lối sống, thói quen ăn uống và thiết lập giấc ngủ đúng cách. Chúc bạn thành công nhé!