ngủ bao nhiêu là đủ

Điểm Danh 5 Lợi Ích Và Mẹo Để Ngủ Đủ Giấc

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Đừng bao giờ đánh giá thấp lợi ích của việc ngủ đủ giấc. Để chứng minh điều này, bài viết dưới đây tổng hợp 5 lý do hàng đầu tại sao một giấc ngủ ngon giúp bạn tốt hơn. Kèm theo một số lời khuyên ngủ bao nhiêu là đủ giấc cho bạn nhé!

Hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Ngủ ít hơn, khoảng 6 đến 7 tiếng chỉ trong một đêm có thể ảnh hưởng đến tinh thần lẫn thể chất của bạn vào ngày hôm sau. Thậm chí, việc thiếu ngủ thường xuyên còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Đó là lý do tại sao không nên đánh giá thấp lợi ích của ngủ đủ giấc và cần nắm rõ ngủ bao nhiêu là đủ giấc nhé!

1. Ngủ bao nhiêu là đủ giấc? 

Mọi người nên đặt mục tiêu ngủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, thời gian ngủ hợp lý ở mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và thể trạng của cơ thể. Cụ thể theo nhóm tuổi như sau: 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ bao nhiêu là đủ?

Cách tính thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và ngủ ngắn ban ngày. Chúng thường tổng cộng từ 14 đến 17 giờ để ngủ mỗi ngày. Trẻ sơ sinh dành hơn một nửa thời gian trong ngày để ngủ vì đây là giai đoạn tăng trưởng đáng kể. Giấc ngủ cho phép não bộ và thể chất phát triển và hình thành các kỹ năng vận động.

giờ ngủ khoa học
Trẻ sơ sinh dành hơn một nửa thời gian trong ngày để ngủ.

Trong quá trình lớn lên, câu hỏi ngủ mấy tiếng là đủ thường theo chiều hướng giảm xuống và cụ thể nhất ở thời gian ngủ trưa trong ngày. Trẻ mới biết đi ngủ đủ giấc từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày. Sau đó, bước vào độ tuổi đi học, thời lượng ngủ tổng cộng khoảng 9 đến 11 tiếng mỗi ngày. 

Thanh thiếu niên ngủ thế nào là hợp lý?

Thanh thiếu niên cần ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi đêm. Ngủ đủ giấc trong độ tuổi dậy thì giúp họ duy trì sức khỏe thể chất, tình cảm và thành tích học tập ở trường. 

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra nhiều thanh thiếu niên ngủ ít hơn nhiều và không có giờ ngủ khoa học so với nhu cầu của họ. Bởi vì phải đối mặt với nhiều thách thức để có được giấc ngủ ổn định và phục hồi. Các bậc cha mẹ nên hiểu rõ những thách thức này sẽ giúp thanh thiếu niên lập kế hoạch để ngủ đủ giấc. 

Người lớn một ngày nên ngủ mấy tiếng?

Hướng dẫn của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia khuyên rằng người lớn khỏe mạnh cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Trong đó, ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn một giờ so với quy chuẩn chung có thể được chấp nhận dựa trên hoàn cảnh của mỗi người.

ngủ đủ giấc
Người lớn khỏe mạnh cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm.

Người cao tuổi ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? 

Hầu hết những người lớn tuổi khỏe mạnh từ 65 tuổi trở lên cần ngủ 7 – 8 giờ mỗi đêm để cảm thấy được nghỉ ngơi và tỉnh táo. Nhưng khi già đi, cách ngủ của mỗi người có thể thay đổi theo chiều hướng xấu đi gây mất ngủ hoặc khó ngủ.

2. Tác dụng của ngủ đủ giấc 

Bộ não sắc bén hơn

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong cả học tập và rèn luyện trí nhớ. Nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ rất khó để tập trung và tiếp nhận thông tin mới. Bộ não cũng không có đủ thời gian lưu trữ ký ức một cách chính xác để sử dụng khi cần. 

Tăng cường tâm trạng

Thiếu ngủ mãn tính làm tăng nguy cơ rối loạn tâm trạng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra khi mất ngủ, bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 5 lần, thậm chí tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu hoặc hoảng sợ còn lớn hơn. 

ngủ bao nhiêu là đủ
Ngủ đủ giấc làm tâm trạng thoải mái và sảng khoái để bắt đầu ngày mới.

Trái tim khỏe mạnh hơn

Trong khi ngủ, huyết áp giảm xuống, giúp tim và mạch máu được nghỉ ngơi. Bạn càng ngủ ít, huyết áp của bạn phải duy trì hoạt động liên tục trong chu kỳ 24 giờ. Huyết áp cao dẫn đến bệnh tim, bao gồm cả đột quỵ. 

Lượng đường trong máu ổn định hơn

Trong giai đoạn ngủ sóng chậm, lượng glucose trong máu giảm xuống. Khi ngủ đủ sâu, bạn sẽ có đủ thời gian để cho phép ổn định lượng đường trong máu. Ngủ không đủ giấc dễ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Ngủ đủ giấc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Kiểm soát cân nặng

Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ ít cảm thấy đói hơn. Bởi vì thiếu ngủ làm rối loạn các hormone leptin và ghrelin – các loại hormone kiểm soát sự thèm ăn. 

3. Một số mẹo để ngủ đủ giấc 

Đặt giờ đi ngủ đều đặn 

Để giải đáp cho thắc mắc ngủ từ mấy giờ là tốt, bạn nên có lịch nghỉ ngơi đều đặn để kiểm tra chất lượng giấc ngủ. Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Điều này giúp thiết lập đồng hồ bên trong cơ thể và tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ của bạn. 

Giảm lượng tiêu thụ caffeine 

Uống cà phê, trà… để nạp caffeine sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày mới nhưng cũng khiến bạn tỉnh táo suốt đêm. Bởi vì caffeine thậm chí có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ dù uống từ 6 đến 8 tiếng trước. Cho nên, cố gắng không tiêu thụ thêm caffeine sau buổi chiều nhé! 

Cà phê giúp tỉnh táo vào ban ngày, nhưng gây gián đoạn chu kỳ ngủ vào ban đêm.

Giảm căng thẳng cho bản thân 

Hãy thử thư giãn bằng cách tắm nước nóng, thiền định hoặc thả lỏng tâm trí khi nằm trên giường. Đồng thời, cố gắng hoàn thành mọi công việc chuẩn bị cho ngày hôm sau khoảng một giờ trước khi đi ngủ để hoàn toàn loại bỏ những lo lắng ban ngày 

Tập thể dục 

Tập thể dục có thể cải thiện giấc ngủ theo nhiều cách, nhưng không phải thời điểm ngay trước khi ngủ, Nếu bạn thích tập buổi tối hơn, hãy thử các động tác kéo giãn nhẹ nhàng phần trên cơ thể để dễ dàng chuyển sang chu kỳ ngủ.

Bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ ít gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hơn.

Hãy biến chiếc giường của bạn thành một thiên đường ngủ

Giường ngủ không phải là nơi để làm việc, ăn uống hay trằn trọc suy nghĩ. Khi không thể ngủ sau 15 phút, bạn có thể bật một số bản nhạc nhẹ nhàng. Nếu vẫn tiếp tục tỉnh táo, bạn nên bước ra khỏi giường để làm việc khác cho đến khi buồn ngủ. Đồng thời, hãy biến phòng ngủ của mình thành nơi thích hợp để ngủ: ánh sáng tối, nhiệt độ mát mẻ và nệm ngủ thoải mái. 

Tóm lại, ngủ đủ giấc cực kỳ quan trọng với thể chất và tinh thần của chúng ta. Hy vọng thông qua những lý do và mẹo đơn giản này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và tràn đầy năng lượng mỗi ngày.

 

 

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ