Bà bầu mất ngủ phải làm sao không ảnh hưởng thai nhi?

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Mất ngủ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn tác động đến quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu đang tìm câu trả lời cho câu hỏi bầu mất ngủ phải làm sao, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cách giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn mà không ảnh hưởng thai nhi. 

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep Medicine vào năm 2015, hầu hết phụ nữ đều gặp vấn đề về giấc ngủ khi mang thai. Trong số 2.427 phụ nữ được khảo sát, 100% người cho biết họ thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm khi đang mang thai, gần 60% bị mất ngủ hẳn, và khoảng 80% cảm thấy khó khăn để tìm tư thế ngủ thoải mái.

Dưới đây là một số thủ phạm phổ biến nhất của chứng mất ngủ trong thời kỳ mang thai, cùng với một số mẹo chữa mất ngủ cho bà bầu. 

1. Mất ngủ khi mang thai có gây hại cho thai nhi không?

Trước khi thắc mắc các vấn đề như bầu mất ngủ phải làm sao, bà bầu mất ngủ nên ăn gì… lời khuyên nhỏ cho bạn là nên tìm hiểu xem tình trạng mất ngủ mình có đang ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Từ đó mới có phương án cải thiện giấc ngủ phù hợp với thai kỳ của bản thân.

Bởi vì có được giấc ngủ chất lượng khi mang thai là điều quan trọng đối với cả mẹ và bé. Mất ngủ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng thể chất của bạn mà còn tác động ít nhiều đến sức khỏe của thai nhi. 

bầu mất ngủ phải làm sao
Để giải đáp cho cho câu hỏi bầu mất ngủ phải làm sao, bạn cần biết rõ tình trạng mất ngủ của bản thân.
 

Hơn nữa, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ mãn tính trong thời kỳ mang thai có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sinh non, trầm cảm, chuyển dạ lâu hơn và phải mổ lấy thai. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên làm những gì có thể để tìm ra cách chữa mất ngủ cho bà bầu phù hợp với mình. 

2. Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ

Nhiều người thường tìm kiếm cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối mà lại quên mất một số nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng mất ngủ trong cả thai kỳ 9 tháng. Bao gồm: 

Trầm cảm, lo lắng trước sinh: 

Những mối bận tâm về lần vượt cạn sắp tới, bối rối trong giai đoạn đầu làm mẹ, công việc, trách nhiệm gia đình. Vô vàn những suy nghĩ luẩn quẩn vào ban đêm sẽ khiến tâm trí bạn căng thẳng không ngủ được. 

Nội tiết tố thay đổi: 

Bắt đầu từ tam cá nguyệt đầu tiên, mức độ hormone dao động gây khó chịu khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và không ngủ sâu được. Bạn có thể gặp các tình trạng cản trở giấc ngủ như buồn nôn, thường xuyên đi tiểu đêm, căng tức ngực, nóng trong, chuột rút chân… 

bầu mất ngủ phải làm sao
Nắm nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời bầu mất ngủ phải làm sao.
 

Rối loạn giấc ngủ: 

Mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải ít nhất một vài trong số các tình trạng trên, nhưng đôi khi có thể liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến bà bầu và thai nhi. 

Các rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất có xu hướng xảy ra trong thai kỳ là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hội chứng chân không yên và rối loạn trào ngược dạ dày thực quản.

3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ chữa mất ngủ cho bà bầu 

Nếu mất ngủ, rối loạn giấc ngủ diễn ra trong thời gian dài, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để nhận được giải đáp tốt nhất cho thắc mắc bầu mất ngủ phải làm sao không ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi vì thiếu ngủ thai kỳ kéo dài có thể dẫn đến huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và các biến chứng liên quan khác.

Đôi khi, không có triệu chứng nào cảnh báo huyết áp của bạn tăng cao và bác sĩ chỉ kiểm tra huyết áp khi bạn khám tiền sản. Nhưng nếu bạn bị đau đầu dữ dội, khó thở, mờ mắt, phù nề chân tay, mắt cá chân, đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật nên hãy liên hệ với bác sĩ ngay nhé! 

bầu mất ngủ phải làm sao
Tìm gặp bác sĩ để nhận được giải đáp tốt nhất cho thắc mắc bầu mất ngủ phải làm sao không ảnh hưởng đến thai nhi.
 

4. Biện pháp chữa mất ngủ cho bà bầu 

Cùng với việc kiểm soát các rối loạn giấc ngủ, xây dựng thói quen lành mạnh liên quan đến thai kỳ là chìa khóa trả lời cho câu hỏi bầu mất ngủ phải làm sao. Dưới đây một số cách trị mất ngủ cho bà bầu bạn có thể dễ dàng áp dụng. Bao gồm: 

Chế độ ăn cho bà bầu mất ngủ 

Áp dụng chế độ ăn với bữa tối lành mạnh, nhưng cố gắng ăn chậm nhai kỹ để giảm khả năng bị ợ chua. Ăn tối sớm trước 18h cũng có thể hữu ích cho tình trạng khó ngủ của bạn, nhưng đừng đi ngủ khi bụng đói cồn cào. 

Thay vì vậy, có thể ăn một bữa ăn vặt nhẹ nếu bạn cần ăn gì đó vào buổi tối muộn. Chẳng hạn như một ly sữa ấm cũng có thể giúp bạn cảm thấy buồn ngủ.

Tư thế ngủ 

Ngủ nghiêng về bên trái với hai chân hơi cong được coi là tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai. Tư thế này tạo điều kiện thuận lợi cho máu lưu thông đến tim, thận và tử cung. Đồng thời cải thiện việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. 

Tuy không tối ưu như nằm nghiêng bên trái nhưng việc ngủ nghiêng bên phải khi mang thai cũng có thể chấp nhận được.

bầu mất ngủ phải làm sao
Thay đổi tư thế ngủ là chìa khoá trả lời cho thắc mắc bầu mất ngủ phải làm sao không ảnh hưởng đến thai nhi. 

Thói quen giấc ngủ 

Vệ sinh giấc ngủ quan trọng hơn bao giờ hết trong thai kỳ. Ngoài các dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ khi mang thai như gối chuyên dụng hoặc mặt nạ mắt, những thói quen sau có thể giúp giảm chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ tổng thể: 

– Giữ phòng ngủ thoáng mát, tối, yên tĩnh, hạn chế thay đổi vị trí giường ngủ và quan hệ tình dục. 

– Ưu tiên đi ngủ sớm và tuân theo lịch trình ngủ nhất quán. Ngủ ngắn trong ngày vừa phải để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. 

– Đọc sách, tắm hoặc tham gia một hoạt động thư giãn nhẹ nhàng khác để chuẩn bị cho giờ đi ngủ. 

– Tránh caffein, thức ăn cay và các bữa ăn nặng quá gần giờ đi ngủ để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày. 

bầu mất ngủ phải làm sao
Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh là giải đáp cho thắc mắc bầu mất ngủ phải làm sao. 

– Tránh đưa công nghệ điện tử vào phòng ngủ và tắt màn hình thiết bị công nghệ ít nhất một giờ trước khi đi ngủ

– Tập thể dục thường xuyên và sớm hơn trong ngày.

– Uống nhiều nước vào ban ngày, nhưng giảm lượng chất lỏng uống trước khi ngủ để giảm thời gian đi tiểu vào ban đêm. 

– Nếu bạn không thể ngủ, hãy ra khỏi giường và làm việc khác cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ. 

– Viết ra những suy nghĩ trong nhật ký của bạn, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn đời, bạn bè, bác sĩ hoặc các lớp tiền sản nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng.

Tóm lại, đối với hầu hết phụ nữ, chứng mất ngủ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ dần qua đi. Nếu bạn trong trường hợp kéo dài, đừng sử dụng bất kỳ chất bổ sung, thuốc tây hoặc thảo dược gây buồn ngủ nào cho đến khi bạn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhé!

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ