Nếu đang ngủ quá nhiều, hãy đọc kỹ các nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ quá mức dưới đây. Một số nguyên nhân có thể không đáng lo ngại, chỉ đại diện cho sự thay đổi hành vi giấc ngủ tạm thời. Nhưng một số khác đang báo động bệnh lý nguy hiểm đấy!
Mất ngủ là một thuật ngữ lâm sàng để chỉ tình trạng buồn ngủ quá mức và ngủ quá nhiều. Tình trạng mất ngủ thường gây buồn ngủ vào ban ngày hoặc thời gian ngủ trên mức trung bình (vượt quá 7-9 giờ được khuyến nghị). Nhiều người mắc chứng mất ngủ có thể ngủ gật ở bất cứ đâu hoặc bất cứ lúc nào. Nếu bạn đang tự hỏi tại sao mình lại ngủ nhiều như vậy, thì bạn không hề đơn độc. Tình trạng ngủ nhiều tương đối phổ biến, trên thực tế có đến 40% dân số thỉnh thoảng có các triệu chứng ngủ nhiều quá mức.
Lý giải 10 nguyên nhân ngủ nhiều
1. Rối loạn giấc ngủ
Bạn có thể bị chứng ngủ rũ hoặc ngưng thở khi ngủ (OSA – Obstructive sleep apnea).
Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn bị tắc nghẽn đường thở, gián đoạn giấc ngủ lặp đi lặp lại suốt đêm. Bạn có thể không biết mình gặp vấn đề này, nhưng khi thức dậy vào hầu hết các buổi sáng đều cảm giác mệt mỏi, cáu kỉnh, cũng như luôn lo lắng và bồn chồn cả ngày.

2. Thừa cân
Thừa cân cũng có thể gây ra tình trạng ngủ quá nhiều. Bởi vì trọng lượng càng lớn, cơ thể càng phải khó khăn, mất sức hơn mới hoàn thành được các công việc hàng ngày như leo cầu thang hay dọn dẹp. Chắc chắn, bạn sẽ luôn trong tình trạng cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi ngay lập tức.
3. Lạm dụng chất kích thích như ma túy và rượu
Các chất kích thích như ma tuý và rượu góp phần ngăn chặn giấc ngủ REM. Đây lại là giai đoạn cơ thể bạn tự phục hồi. Cho nên, việc sử dụng liên tục chất kích thích gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, bao gồm cả chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm và buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
4. Cơ thể bắt đầu lão hoá
Khoa học đã chỉ ra rằng người cao tuổi dành nhiều thời gian trên giường nhất nhưng lại có chất lượng giấc ngủ thấp nhất. Theo nghiên cứu, chất lượng giấc ngủ bắt đầu suy giảm ở những người trưởng thành trong độ tuổi trung niên. Khi già đi, chúng ta có ít thời gian hơn để ngủ sâu hơn và thức dậy nhiều hơn vào giữa đêm. Vì thế, chúng ta luôn muốn ngủ nhiều hơn cho dù đã đủ 7-8 tiếng.

5. Thiếu ngủ, không ngủ đủ giấc thường xuyên
Vì cuộc sống hàng ngày luôn bao gồm những công việc, trách nhiệm không cho phép bạn nghỉ ngơi nhiều. Nếu không ngủ đủ giấc thường xuyên, cơ thể sẽ “lên tiếng” bù đắp bằng cách ngủ nhiều hơn so với cho phép. Bạn có thể cần ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi đêm để cảm thấy được trở về trạng thái tốt nhất.
6. Có vấn để về sức khỏe tinh thần
Mặc dù mất ngủ thường liên quan đến trầm cảm hơn là ngủ nhiều, nhưng khoảng 15% những người bị trầm cảm cho biết họ vẫn hay ngủ quá mức tiêu chuẩn. Tình trạng này thậm chí làm cho bệnh trầm cảm của họ trở nên trầm trọng hơn. Bởi vì thói quen ngủ đều đặn cực kỳ quan trọng với quá trình phục hồi sức khoẻ tinh thần.

7. Cơ thể mắc một số bệnh lý khác
Hen suyễn, đau mãn tính, trào ngược dạ dày hay các tình trạng đau bệnh lý khác đều có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ, thường đi kèm với tình trạng buồn ngủ ban ngày.
8. Sử dụng caffeine, thuốc ngủ và thuốc kháng sinh
Caffeine, thuốc ngủ và một số loại thuốc kháng sinh có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Chúng ngăn chặn các thụ thể não hấp thụ adenosine – một chất tạo điều kiện cho giấc ngủ trong cơ thể. Đồng thời, các chất này tồn tại trong hệ thống cơ thể của bạn rất lâu sau đó, gây ra tình trạng mất ngủ khi cố gắng đi ngủ vào ban đêm và buồn ngủ quá mức khi thức dậy.

9. Thay đổi múi giờ
Jet lag là ví dụ điển hình cho rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học. Khi thay đổi múi giờ, cơ thể không thể thích nghi ngay với chu kỳ thức – ngủ tại môi trường đó. Ngay cả chỉ chênh lệch một vài giờ vẫn khiến đồng hồ bên trong hoạt động không đúng, gây ra vấn đề ngủ quá mức.
10. Yếu tố môi trường
Nệm không thoải mái, nhiệt độ quá nóng – quá lạnh, hay có nhiều tiếng ồn đều khiến bạn “nợ ngủ” hôm trước và cần ngủ quá mức cho phép vào hôm sau. Bạn nên duy trì nhiệt độ phòng từ 15 đến 19 độ để giữ cho cơ thể thoải mái nhất. Bởi vì cơ thể của bạn tỏa ra hơi ấm ngay khi bạn đi ngủ và hạ nhiệt dần trong khi ngủ. Bất kỳ nhiệt độ phòng nào làm gián đoạn sự thoải mái hoặc khả năng cơ thể hạ nhiệt đều cản trở giấc ngủ.
Cách chữa bệnh ngủ nhiều
1. Hãy thử một lịch trình ngủ khác
Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày, kể cả vào cuối tuần và ngày lễ. Khi tuân thủ lịch trình ngủ – thức đều đặn, bạn đã tạo điều kiện cho cơ thể được sẵn sàng được nghỉ ngơi trong đúng khoảng thời gian đó mà không cần ngủ bù thêm.
2. Tạo môi trường ngủ lý tưởng
Cảm giác thoải mái sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ. Đảm bảo phòng ngủ của bạn mát mẻ, tối và yên tĩnh. Một khi đã cải thiện được chất lượng giấc ngủ, sáng hôm sau bạn sẽ luôn trong tình trạng tỉnh táo, thoải mái.
3. Tắt nguồn các thiết bị điện tử của bạn
Màn hình máy tính và điện thoại phát ra ánh sáng xanh. Vào ban đêm, loại ánh sáng này có thể phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể và làm gián đoạn giấc ngủ. Hãy tắt nguồn thiết bị điện tử của bạn và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trong 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ nhé!
4. Lưu ý đến thói quen sống của bạn
Chăm sóc bản thân bằng lối sống lành mạnh vào ban ngày sẽ giúp ích cho giấc ngủ ban đêm của bạn. Hãy cẩn trọng với những thực phẩm, đồ uống hàng ngày nạp vào cơ thể. Caffeine có thể khiến bạn tỉnh táo nếu uống quá gần giờ đi ngủ. Rượu khiến bạn buồn ngủ nhưng thực tế lại khiến chất lượng giấc ngủ của bạn trở nên tồi tệ hơn.

5. Ghi nhật ký giấc ngủ
Nếu bạn lo lắng về giấc ngủ của mình, hãy viết nhật ký về chúng. Bao gồm bất cứ thói quen ngủ, trạng thái khi thức dậy và tần suất tỉnh lại trong đêm… Bạn nên theo dõi giấc ngủ của mình trong vòng một tuần trước khi gặp bác sĩ. Các ghi chép này sẽ giúp bác sĩ tìm kiếm thời lượng và mô hình giấc ngủ phù hợp cho bạn.
Tóm lại, ngủ quá nhiều xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, nhưng đều có tác động tiêu cực đến lịch trình sinh hoạt hàng ngày của bạn. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn có thể “bỏ túi” cho bản thân những thông tin hữu ích cũng như cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều để cải thiện chất lượng cuộc sống nhé!