Đã bao giờ bạn thắc mắc mình có ngủ say thật hay không? Khám phá ngay bài viết dưới đây để biết cách nhận biết về người ngủ say nhé!
Ngủ say là giai đoạn của giấc ngủ sóng chậm, còn được gọi là giấc ngủ REM. Đây là giai đoạn quan trọng trong chu kỳ giấc ngủ giúp não bộ hoạt động hiệu quả và ghi nhớ thông tin. Mặc dù hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm, nhưng rất khó để nhận biết được mình có đang ngủ say hay không. Các thông tin dưới đây sẽ phần nào cung cấp kiến thức cho bạn về giấc ngủ say của mình.
1. Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ?
Hầu hết mọi người cần khoảng từ 5 đến 20 phút để chìm vào giấc ngủ. Nhưng đây chỉ là mức tương đối, mỗi người đều có thể khác nhau.
Nếu nằm ngoài phạm vi đó, đừng quá lo lắng. Bởi vì cho dù chỉ mất 3 phút để đi vào giấc ngủ, nhưng bạn cảm thấy sảng khoái sau khi thức dậy thì chứng tỏ bạn vẫn có giấc ngủ chất lượng. Ngược lại, mất nhiều hơn 20 phút để ngủ nhưng không mệt mỏi thì bạn vẫn được nghỉ ngơi đầy đủ. Đừng quá chú trọng vào con số đó nhé, giấc ngủ ngon còn phụ thuộc vào hôm đó bạn có ngủ say hay không.

2. Khi nào con người mới ngủ say?
Giấc ngủ của con con người chia làm 5 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ (REM). Trong đó, giấc ngủ REM đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và chức năng của não. Giấc ngủ REM giúp não bộ tạo ra và lưu trữ những ký ức mới, đồng thời cải thiện khả năng thu thập và nhớ lại thông tin.
Giấc ngủ REM là giai đoạn thứ năm – cuối cùng của chu kỳ giấc ngủ. Cơ thể đi vào giấc ngủ REM đầu tiên khoảng 90 phút sau khi chìm vào giấc ngủ.
Trong giai đoạn ngủ mơ, mắt đảo qua lại sau mí mắt đang nhắm. Trạng thái này gần với trạng thái thức hơn các giai đoạn khác của giấc ngủ. Sóng não cũng bắt đầu giống với sóng não của trạng thái thức. Nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh.

Giai đoạn REM cũng là lúc xảy ra nhiều giấc mơ nhất. Não tạm thời làm tê liệt cánh tay và chân để ngăn cơ thể thực hiện những giấc mơ này.
Điều quan trọng là phải ngủ đủ giấc để các chức năng này diễn ra hoàn chỉnh nhất. Thời lượng giấc ngủ REM của một người sẽ liên quan đến thời lượng ngủ tổng thể của họ. Ngủ từ 7 đến 9 giờ thường sẽ giúp cơ thể có nhiều thời gian ở trạng thái ngủ say hơn.
3. Cách nhận biết người ngủ say
Một số cách có thể giúp bạn xác định một người có đang ngủ say hay không, bao gồm:
Kiểm tra tư thế cơ thể và biểu hiện của người ngủ
Trong khi ngủ say, mọi người nói chung thường có biểu hiện trống rỗng. Tư thế cơ thể sẽ trông thoải mái nhất.
Đối với, người mắc chứng rối loạn chuyển động chi theo chu kỳ (Periodic limb movement disorder – PLMD), khi ngủ say thường hoạt động chân tay vô thức. Đôi khi, họ ngủ trong những tư thế rất khó giải thích và không nhớ gì sau khi thức dậy.
Không phản hồi khi bị gọi tên
Thử cách gọi tên của người đang ngủ say từ 8 – 10 lần với các tông giọng khác nhau. Rất có thể một lúc lâu sau, bạn mới nhận được phản hồi.
Khi ngủ say, cơ thể có thể không phản hồi ngay lập tức nếu bị đánh thức đột ngột.
Nói mớ khi ngủ say: Khi cơ thể bắt đầu chìm vào giai đoạn ngủ sâu, khả năng chuyển động phát âm vẫn hoạt động. Nhiều người sẽ có xu hướng tạo ra các âm thanh hoặc cử động miệng vô thức và gắn liền với những gì xảy ra trong giấc mơ. Đây là dấu hiệu cho biết người đó đang chuẩn bị chìm vào giấc ngủ REM.
4. Làm thế nào để có giấc ngủ say hơn?
Luôn có các phương pháp giúp thúc đẩy giấc ngủ sâu và ngủ ngon nói chung, chẳng hạn như:
Tập thể dục thường xuyên: Ngoài các động tác nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, bạn có thể tham gia các bài tập cường độ cao như bơi lội, chạy bộ hoặc chạy vào đầu ngày. Điều này giúp cải thiện tổng thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ.

Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống: nên ăn ít carbohydrate hơn và bổ sung nhiều chất béo lành mạnh.
Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ: làm ấm cơ thể bằng tắm nước nóng hoặc xông hơi để giãn, hồi phục cơ bắp trước khi ngủ.
Tóm lại, ngủ sâu là một phần quan trọng trong chu kỳ giấc ngủ tổng thể. Nhưng cũng chỉ là khía cạnh nhỏ quyết định chất lượng giấc ngủ. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể áp dụng các mẹo xây dựng lối sống lành mạnh để luôn có giấc ngủ ngon mỗi ngày nhé!