Chứng ngủ rũ là gì? Tất tần tật kiến thức cần nằm lòng

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Chứng ngủ rũ không phải là căn bệnh chết người, nhưng các triệu chứng kéo dài có thể dẫn đến tai nạn thương tích, tệ hơn là các tình huống đe dọa tính mạng. Hiểu biết về chứng ngủ rũ dưới đây sẽ giúp bạn và những người thân yêu của mình đối phó với nó hiệu quả hơn. 

Chứng ngủ rũ tạo ra những cơn buồn ngủ ban ngày dai dẳng và kéo dài. Chúng gây ảnh hưởng đến học tập, công việc, quan hệ xã hội cũng như làm tăng nguy cơ tai nạn và thương tích nghiêm trọng. Mặc dù hiếm gặp so với nhiều hội chứng rối loạn giấc ngủ khác, chứng ngủ rũ vẫn ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người, bao gồm cả trẻ em và người lớn. 

1. Chứng ngủ rũ là gì?

Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn thần kinh mãn tính ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát chu kỳ ngủ – thức của não. 

Những người mắc chứng ngủ rũ thường có giấc ngủ REM xảy ra nhanh chóng. Bởi vì những thay đổi trong não làm gián đoạn cách thức hoạt động bình thường của giấc ngủ. Những gián đoạn này chính là nguyên nhân gây ra buồn ngủ vào ban ngày và các triệu chứng khác của chứng ngủ rũ.

chứng ngủ rũ
Những người mắc chứng ngủ rũ thường buồn ngủ quá mức vào ban ngày.

2. Phân loại chứng ngủ rũ

Theo Phân loại Quốc tế về Rối loạn giấc ngủ, có hai loại chứng ngủ rũ: chứng ngủ rũ: 

– Chứng ngủ rũ loại 1 (NT1)

Loại 1 (NT1) là phổ biến nhất, liên quan đến triệu chứng gọi cataplexy hay mất đột ngột trương lực cơ. Hoặc dựa trên triệu chứng khó ngủ hoặc buồn ngủ vào ban ngày do nồng độ hormone não thấp, cụ thể là hypocretin – một chất hóa học trong cơ thể giúp kiểm soát sự tỉnh táo.

– Chứng ngủ rũ loại 2 (NT2)  

Loại 2 (NT2) là chứng ngủ rũ không có cataplexy. Thông thường, những người mắc chứng ngủ rũ loại 2 có mức hypocretin bình thường. Họ cũng thường có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn và không bị yếu cơ do cảm xúc kích hoạt.

3. Chứng ngủ rũ phổ biến như thế nào? 

Chứng ngủ rũ ảnh hưởng đến cả nam và nữ như nhau. Các triệu chứng thường khởi phát từ thời thơ ấu, thanh thiếu niên (từ 7 đến 25 tuổi), nhưng vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc đời, cao điểm vào khoảng 15 tuổi và một lần nữa vào khoảng 35 tuổi. Ước tính rằng có khoảng 135.000 đến 200.000 người ở Hoa Kỳ mắc chứng ngủ rũ. 

chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc đời. 

Vì những người mắc chứng ngủ rũ thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác, chẳng hạn như rối loạn tâm thần hoặc các vấn đề về cảm xúc, nên có thể mất nhiều năm để một người có được chẩn đoán chính xác. 

4. Các triệu chứng của chứng ngủ rũ

Các triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể cải thiện một phần theo thời gian, nhưng sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Bao gồm: 

– Buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS). 

– Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) điều chỉnh kém. 

– Bóng đè.

– Tê liệt. Cụ thể không có khả năng cử động hoặc nói tạm thời trong khi ngủ hoặc thức dậy nhưng thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút. 

chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ cũng có thể liên quan đến khó thở khi ngủ.
 

– Ảo giác khi đi vào giấc ngủ.

– Giấc ngủ rời rạc. Mặc dù những người mắc chứng ngủ rũ thường buồn ngủ vào ban ngày, nhưng họ có thể khó ngủ vào ban đêm. 

– Hoạt động, làm việc một cách vô thức mà không nhận ra mình đang làm việc đó. 

Chứng ngủ rũ cũng có thể liên quan đến các tình trạng rối loạn giấc ngủ khác. Chẳng hạn như: khó thở khi ngủ, hội chứng chân tay bồn chồn, mất ngủ… 

5. Các lựa chọn điều trị cho chứng ngủ rũ

Mặc dù không có cách chữa trị chứng ngủ rũ dứt điểm một lần, nhưng một số cách dưới đây có thể kiểm soát được tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày và khó ngủ ban đêm. Bao gồm: 

– Ngủ ngắn: vào những thời điểm có xu hướng cảm thấy buồn ngủ nhất. 

– Duy trì một lịch trình ngủ đều đặn: đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày, kể cả vào cuối tuần, có thể giúp mọi người ngủ ngon hơn. 

– Xây dựng thói quen tốt: tránh caffeine hoặc rượu trước khi đi ngủ. Tránh hút thuốc, đặc biệt là vào ban đêm. Tránh các bữa ăn nhiều và nặng ngay trước khi đi ngủ. 

– Tập thể dục hàng ngày: tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày ít nhất 4 hoặc 5 giờ trước khi đi ngủ cũng cải thiện chất lượng giấc ngủ và có thể giúp những người mắc chứng ngủ rũ tránh tăng cân quá mức.  

– Thư giãn trước khi đi ngủ: các hoạt động thư giãn như tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp thúc đẩy cơn buồn ngủ. Đồng thời, nên đảm bảo không gian ngủ thoáng mát, dễ chịu.

Tóm lại, chỉ có bằng cách chẩn đoán chính xác và nói chuyện với bác sĩ, bạn mới dễ dàng tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho mình. Nhưng trước tiên hãy làm theo những lời khuyên trên để có thể cải thiện cuộc sống và chất lượng giấc ngủ của mình.

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ