Giải mã 5 điều về giấc ngủ REM với sức khỏe con người

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Giấc ngủ có chu  kỳ và gồm hai giai đoạn chính là N-REM Sleep  (giấc ngủ sâu) và REM Sleep (giấc ngủ non). Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ảnh hưởng của giai đoạn giấc ngủ non – REM sleep với sức khỏe con người.

Giấc ngủ non- REM Sleep là gì?

Giấc ngủ của người trưởng thành thường kéo dài từ 7 đến 9 tiếng một ngày với sự lặp lại của 4 đến 6 chu kỳ giấc ngủ. Trong đó, giấc ngủ non – Rem Sleep chiếm khoảng 25% tổng thời gian và xảy ra sau 3 giai đoạn N-REM ngủ sâu. Giai đoạn này thường xảy ra vào buổi đêm sau khi ngủ sâu hoặc lúc gần tỉnh vào buổi sáng. Hình ảnh về chu kỳ giấc ngủ theo số giờ ngủ sẽ giải thích REM sleep là gì hay giấc ngủ REM là gì một cách rõ nhất cho bạn.

giấc ngủ rem là gì

Biểu đồ miêu tả giai đoạn giấc ngủ theo thời gian

Có phải tất cả chúng ta đều phải trải qua giấc ngủ REM mỗi đêm?

Giấc ngủ REM là giai đoạn không thể tránh khỏi và có ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh của con người mà hầu hết ai cũng phải trải qua mỗi đêm. Thông thường, những giấc mơ, suy nghĩ ban ngày, kỉ niệm của chúng ta thường lặp lại trong giai đoạn giấc ngủ REM. REM Sleep – giấc ngủ non là giai đoạn khác biệt hoàn toàn so với giai đoạn ngủ sâu N-REM. Nếu N-REM là giai đoạn não bộ nghỉ ngơi thì giấc ngủ REM lại là khoảng thời gian não hoạt động để giải phóng suy nghĩ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không thể nhớ chính xác giấc mơ trong giấc ngủ REM. Dù chỉ chiếm ¼ giai đoạn ngủ trong chu kỳ giấc ngủ nhưng nếu vượt qua hoặc ít hơn thời gian đó, con người dễ có khả năng mắc các bệnh liên quan tới giấc ngủ, ảnh hưởng nhiều tới hệ thần kinh và có thể dẫn tới trầm cảm.

Làm thế nào để nhận biết khi bước vào giấc ngủ REM?

Giấc ngủ REM xuất hiện ở cuối chu kỳ giấc ngủ sau ba giai đoạn ngủ sâu. Biểu hiện rõ nhất khi cơ thể chuyển từ giai đoạn ngủ sâu sang giấc ngủ non là sự di chuyển của mắt. Ngoài ra, thân nhiệt sẽ tăng cao hơn giai đoạn ngủ sâu, nhịp tim đập nhanh hơn, hơi thở mạnh. Vào giai đoạn ngủ REM, cơ thể đặc biệt là não bộ hoạt động với công suất tương tự như khi tỉnh giấc. Vì vậy, não bộ cần một lượng oxi lớn để hoạt động, gây ra hơi thở mạnh, nhịp tim đập nhanh và sự ra tăng nhiệt độ cơ thể.

giấc ngủ non rem là gì

Một không gian ngủ thoải mái làm giảm những dấu hiệu của giấc ngủ REM

Bên cạnh những biểu hiện thông thường, có không ít người bị chuột rút trong giai đoạn này. Sau ba giai đoạn đầu, các nhóm cơ được thả lỏng và chuyển sang giai đoạn ngủ non gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới các nhóm cơ. ở giai đoạn ngủ non REM, các nhóm cơ đặc biệt ở tay và chân rất dễ bị chuột rút do tính chất của giấc ngủ REM hoặc do sai tư thế nằm. Chuột rút đặc biệt có thể xảy ra với người già vì tốc độ lưu thông máu thấp và chất lượng oxi cung cấp trong máu không cao.

Giấc ngủ REM quan trọng với chúng ta thế nào?

Dù là giai đoạn ngủ non nhưng đây vẫn được coi là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng không ít tới não bộ của chúng ta. Giấc ngủ REM thường được ví là giai đoạn của giấc mơ khi não bộ tua lại những ký ức, suy nghĩ, tưởng tượng ban ngày hoặc những kỉ niệm đã lâu.

Giấc ngủ REM giúp thanh lọc não bộ khỏi những suy nghĩ tiêu cực và phục hồi ký ức đồng thời giúp cải thiện trí nhớ, phát triển hệ thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, giấc ngủ REM sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ nếu như thời lượng cho giai đoạn này kéo dài quá mức. Nghiêm trọng có thể dẫn đến co rút nhóm cơ hoặc gây ra hiện tượng mộng du hoặc ảnh hưởng tâm lý nặng nề

giấc ngủ rem là gì

Bạn có thể tham khảo một số tư thế ngủ tránh chuột rút tại đây

Có cách nào cải thiện giấc ngủ qua giấc ngủ REM không?

Để cải thiện giấc ngủ nói chung, bạn nên có một thời gian ngủ đều đặn từ 7 đến 9 giờ một ngày và tại một khung giờ nhất định. Nếu bạn muốn thức dậy vào lúc 7 giờ sáng thì bạn nên ngủ muộn nhất trước 11 giờ 15 tối hôm trước để cơ thể hoàn thành đủ chu kỳ giấc ngủ và cơ thể sẽ có thời gian để kịp thích nghi. Việc lặp lại thời gian ngủ khiến cho cơ thể tự làm quen và thúc đẩy đồng hồ sinh học hoạt động đều đặn và chính xác hơn.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt, luyện tập thể dục cũng đóng vai trò rất quan trọng với giấc ngủ nói chung và giấc ngủ REM nói riêng. VIệc ăn uống lành mạnh hạn chế đồ có cồn hoặc chất kích thích như caffeine cùng những suy nghĩ tích cực nhờ việc tập luyện thể dục thể thao sẽ làm cân bằng giai đoạn giấc ngủ REM và đảm bảo khoảng thời gian này ở mức ổn định, không gây cảm giác khó chịu xuyên suốt giai đoạn ngủ non.

giấc ngủ non rem là gì

Một số đồ uống cải thiện giấc ngủ bạn có thể tham khảo tại đây

Cuối cùng bạn nên tự tạo một không gian ngủ thoải mái và riêng tư. Thay vì để cửa sổ trong suốt có thể mắc rèm để hạn chế ánh sáng hoặc âm thanh gây xao nhãng giấc ngủ. Ngoài ra, ánh nắng nhẹ từ mặt trời vào buổi sáng cũng đánh thức cơ thể thức dậy một cách nhẹ nhàng. Những vật dụng nhỏ như chăn ga gối nệm nhưng lại rất quan trọng nếu như bạn muốn có một giấc ngủ ngon. Một bộ chăn ga gối hợp vệ sinh, chất liệu thoáng mát cùng chiếc nệm êm ái sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và tỉnh dậy thật hứng khởi sau giai đoạn REM sleep – giấc ngủ non.

Tóm lại, năm mảnh ghép trên đã giải mã cho bạn về những thông tin đầy đủ của giấc ngủ REM và cách thức để có được một giấc ngủ ngon mà không phải lo lắng khi trải qua giai đoạn REM cuối cùng. Bạn hãy lắng nghe cơ thể thật nhiều và tạo cho mình đồng hồ sinh học để việc nghỉ ngơi  qua những giấc ngủ thật hiệu quả.

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ