tại sao ngủ dậy mặt đổ dầu nhiều

Giải Đáp Thắc Mắc Tại Sao Sáng Ngủ Dậy Mặt Nhiều Dầu

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Thức dậy với khuôn mặt đầy dầu là điều không ai mong muốn, nhưng dường như tất cả chúng ta đều không thể tránh khỏi. Cùng khám phá lý do tại sao sáng ngủ dậy mặt nhiều dầu cũng như cách khắc phục hiệu quả nhé!

Kể cả không thuộc tuýp da dầu, đại đa số chúng ta vẫn thường gặp tình trạng tiết dầu và  tự hỏi tại sao da mặt lại nhờn khi thức dậy. Mặc dù không thể ngăn chặn triệt để điều này xảy ra, nhưng vẫn có nhiều cách để đảm bảo bạn thức dậy với một khuôn mặt không quá nhiều nhờn. Bằng cách hiểu rõ hơn lý do đằng sau việc dầu nhờn xuất hiện sau khi thức dậy cộng với một số cách hạn chế sản xuất dầu vào ban đêm dưới đây!

1. Cơ chế hoạt động của dầu nhờn trên da

Về mặt khoa học, các tuyến bã nhờn phân bố khắp cơ thể chúng ta, nhưng nhiều hơn cả ở da đầu và da mặt. Tuyến bã nhờn tiết ra các mảnh vụn tế bào và chất béo tạo thành từ cholesterol, chất béo trung tính, dầu squalane và wax ester.  

Chúng được giải phóng hoặc bài tiết ra ngoài qua ống tuyến bã nhờn gần nang lông dưới dạng bã nhờn hoặc dầu. Dầu tạo ra lớp màng hơi nhờn trên bề mặt da của chúng ta, giúp giữ ẩm cho da và ngăn cơ thể mất quá nhiều nước, cũng như hỗ trợ duy trì độ đàn hồi của da.

2. Nguyên nhân tại sao sáng ngủ dậy mặt nhiều dầu 

Tăng hoạt động tuyến bã nhờn

Lý do chính khiến bạn thức dậy vào buổi sáng với làn da nhiều dầu nhờn là do khả năng chống mất nước tự nhiên của cơ thể. 

Thông thường, hoạt động của các tuyến bã nhờn mạnh nhất vào thời điểm giữa trưa và bắt đầu chậm lại vào buổi chiều tối. Bởi vì da thiếu đi lớp bảo vệ nhờn do các tuyến bã nhờn cung cấp. Vậy nên đồng nghĩa vào ban đêm, khi bạn đang ngủ, cơ thể có thể mất nước qua lớp biểu bì hoặc lớp trên cùng của da. 

đắp mặt nạ cho da đều đặn
Dầu nhờn sau khi thức dậy là tình trạng nhiều người gặp phải bất kể loại da nào.

Khi có dấu hiệu thiếu nước cần phải sử dụng nguồn “dự trữ”, cơ thể sẽ tự động kích hoạt các quá trình sinh lý để ngăn chặn tình trạng mất nước có thể xảy ra, bao gồm cả bài tiết bã nhờn. Do đó vào ban đêm, khi tuyến bã nhờn vẫn phải hoạt động dẫn đến lượng dầu được sản xuất và tiết ra nhiều hơn, sau đó sẽ đọng lại trên khuôn mặt của bạn cho đến sáng hôm sau. 

Hỗn hợp mồ hôi và dầu

Ngoài tuyến bã nhờn, một tuyến khác cũng phân bổ khắp cơ thể của chúng ta là tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi eccrine có nhiệm vụ tiết ra mồ hôi qua ống dẫn không mở rộng sâu đến lớp hạ bì và bài tiết mồ hôi trực tiếp lên bề mặt da. 

Tuyến bã nhờn kết hợp với tuyến mồ hôi để “nhũ hóa” mồ hôi, làm cho chúng nhiều lipid trở nên nhờn hơn và không dễ dàng mất đi trong quá trình thoát mồ hôi trên da.

tại sao sáng ngủ dậy mặt đổ nhiều dầu
Căng thẳng, mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng tiết bã nhờn.

Trong giai đoạn căng thẳng, cơ thể tự động tăng cường tiết ra hormone cortisol, từ đó kích hoạt các tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn trên da đầu và da mặt. 

Tiêu thụ nhiều đường 

Nếu thực phẩm và đồ uống giàu chất xơ giúp duy trì lượng nước trong cơ thể của bạn, thì những thực phẩm giàu đường sẽ làm tăng sản xuất một loại hormone được gọi là androgen. 

Mặc dù androgen có vai trò bảo vệ và duy trì độ bóng mượt cho da, nhưng khi ở mức độ cao, việc sản xuất dầu hoặc bã nhờn cũng sẽ tăng lên. Nếu thích ăn ngọt, bạn vẫn có thể ăn bánh, kẹo và bánh rán, nhưng nhớ hạn chế và thay đổi dần sang những thực phẩm có đường tự nhiên như trái cây.

2. Cách khắc phục tình trạng dầu nhờn khi thức dậy

Uống đủ nước hàng ngày 

Cách tốt nhất để giảm tiết dầu nhờn mỗi khi ngủ dậy là uống đủ nước. Thường xuyên bổ sung nước trong cả ngày không chỉ cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể và làn da mà còn đảm bảo rằng bạn đang đào thải độc tố ra ngoài.

uống đủ nước cho da
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách để hạn chế tiết dầu vào ban đêm.

Mặc dù có thể đánh thức khi bạn đang ngủ để đi tiểu, nhưng bạn vẫn nên duy trì thói quen uống một cốc nước một giờ trước khi đi ngủ để hạn chế tiết dầu sau khi thức dậy vào hôm sau. 

Ăn trái cây, rau củ tốt cho sức khỏe

Bạn cũng có thể bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu nước như dưa chuột, táo, rau diếp, bắp cải và dưa hấu. 

Bạn nên ăn tươi sống dưới dạng salad, cũng như chế biến thành nước trái cây. Nước ép nha đam và nước dừa cũng là những thức uống tuyệt vời mà bạn nên cân nhắc để giảm dầu nhờn.

Bôi kem dưỡng ẩm

Như đã đề cập ở trên, bã nhờn là sản phẩm tự nhiên của cơ thể giúp khóa ẩm. Các tuyến bã nhờn sẽ ít hoạt động hơn khi da được cung cấp đủ nước. Vây nên, dù loại da của bạn là gì, kem dưỡng ẩm có thể hoạt động như “bã nhờn” giúp ngăn ngừa mất nước và khóa ẩm. Sự khác biệt duy nhất là bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp cho loại da cụ thể của mình. 

Không sử dụng toner quá nhiều 

Toner là sản phẩm giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều toner có thể làm mất đi lượng dầu tự nhiên của da, khiến da chúng ta quá khô. Do đó, sau khi dùng toner vào ban đêm, các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động nhiều hơn mức cần thiết để thay thế lượng dầu bị mất đi.

Tránh rửa mặt và tẩy tế bào chết quá nhiều 

Ngoài việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da của bạn và đảm bảo các thành phần không gây hại, các dụng cụ làm sạch sử dụng trên mặt cũng phải đủ nhẹ nhàng. Ưu tiên những vật dụng không tẩy da chết quá mức như khăn mặt mềm, thấm hút cao. Khi làm khô da sau rửa mặt, bạn chỉ nên vỗ nhẹ cho khô chứ không nên chà xát lên mặt.

không nên rửa mặt quá nhiều
Rửa mặt quá nhiều cũng làm tăng tiết dầu nhờn nhiều hơn.

Tốt nhất là bạn không nên rửa mặt nhiều hơn hai lần một ngày. Trừ khi da đã phải hoạt động quá mức như đi bộ, chạy bộ đường dài hoặc tham dự các sự kiện cần trang điểm đậm. 

Tóm lại, mặc dù thức dậy với một khuôn mặt bóng nhờn là điều không thể tránh khỏi, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không tiết quá nhiều bã nhờn dẫn đến các  tình trạng nặng hơn như nổi mụn. Hy vọng thông qua những mẹo trên, bạn có thể giảm bớt và hạn chế lượng dầu nhờn trên mặt sau khi ngủ dậy! 

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ