Triệu chứng mất ngủ trở nên khá phổ biến ở cuộc sống hiện đại ngày nay. Điều này khiến cho cơ thể bạn trở nên mệt mỏi và thiếu năng lượng khi làm việc. Vì vậy, rất nhiều phương pháp trị liệu mất ngủ được đề ra, trong số đó, kẹo ngủ trở thành một phương pháp được ưa chuộng vì hình thức bắt mắt, dễ dàng sử dụng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, dùng kẹo ngủ có thực sự tốt? Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá những vấn đề về kẻo ngủ.
1. Kẹo ngủ có chứa Melatonin là gì?
Melatonin là một loại hormon tự nhiên được tiết ra từ tuyến tùng (một tuyến nhỏ hình hạt đậu) của não bộ. Điều này giúp cho cơ thể chúng ta điều chỉnh nhịp điệu của đồng hồ sinh học và hơn hết là giúp chúng ta chuyển từ trạng thái thức sang ngủ. Thông thường, cơ thể sẽ tạo ra nhiều Melatonin hơn vào ban đêm, giúp cơ thể bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Và sẽ vơi dần khi mặt trời mọc khi ánh sáng sẽ tác động đến đồng hồ sinh học và khi bạn thiết lập thành một trật tự quen thuộc.
Ngoài ra, hormone Melatonin sẽ thay đổi theo từng độ tuổi, điều đó có nghĩa là càng lớn tuổi thì lượng hormone này sẽ ít đi.
2. 5 điều cần biết về kẹo ngủ ngon:
Kẹo ngủ ngon không phải là một phương pháp chữa bệnh
Nếu như bạn có ý định sử dụng kẹo Melatonin lâu dài với mục đích chữa trị căn bệnh mất ngủ thì bạn nên xem xét và dừng lại ngay lập tức.
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng kẹo ngủ có hiệu quả rất tốt đối với những người có tiền sử mắc bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ,… tuy nhiên, kẹo ngủ chỉ là một phương pháp ngắn hạn.

Joyce Lee-Iannotti , MD, một nhà thần kinh học và chuyên gia y học giấc ngủ tại Banner – University Sleep, cho biết: “Chứng mất ngủ hoặc khó ngủ của bạn thực sự có thể liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, rối loạn chuyển động chân tay theo chu kỳ, lo âu hoặc trầm cảm.” Vì vậy, việc sử dụng kẹo ngủ trong trường hợp này chỉ như một cách để giải quyết tạm thời chứng mất ngủ. Nhưng về lâu dài, căn bệnh của bạn vẫn còn đó. Kẹo ngủ không thể giúp bạn giải quyết vấn đề của những căn bệnh nêu trên.
Kẹo ngủ có tác dụng phụ:
Tưởng chừng như vô hại, vì kẹo ngủ chỉ được bày bán và tiêu thụ ở dạng kẹo dẻo bắt mắt, tuy nhiên, kẹo ngủ có những tác dụng phụ và một trong những triệu chứng tiêu cực phổ biến của kẹo ngủ ngon đó là buồn ngủ vào buổi sáng kèm theo những cơn đau đầu. Đối với trẻ em, kẹo dẻo ngủ có thể gây kích động và khiến trẻ tè dầm nhiều hơn vào ban đêm.

Vì vậy, hãy cân nhắc việc sử dụng kẹo ngủ, nhất là những bạn sắp sửa lái xe hoặc vận hành máy móc nặng có độ nguy hiểm cao.
Kẹo ngủ không dành cho tất cả mọi người:
Kẹo ngủ nhìn chung là một phương pháp an toàn, tuy nhiên, nếu bạn là một trong những trường hợp sau thì hãy gặp và nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng kẹo ngủ:
- Mẹ mang thai hoặc cho con bú
- Những người đang dùng thuốc huyết áp hoặc thuốc làm loãng máu
- Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc các bệnh tự miễn dịch
- Những người bị động kinh
Không phải tất cả kẹo ngủ đều được tạo ra như nhau
Giống như những loại thực phẩm chức năng hay vitamin C bạn hay dùng. Kẹo ngủ ngon nhất là kẹo ngủ của mỹ đã trở thành một sự ưa chuộng và tin tưởng của người Việt Nam. Tuy nhiên, có một sự thật rằng, kẹo cao su ngủ không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ quản lý , có nghĩa là chúng không được kiểm tra về tính an toàn hoặc hiệu quả và có thể chứa một số thành phần ẩn. Và có thể, chúng cũng có thể khác nhau rất nhiều về liều lượng.
Nói chuyện với bác sĩ:
Kẹo ngủ sử dụng ngắn hạn có thể hoạt động như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ, nhưng có thể sẽ ”che giấu” các vấn đề tiềm ẩn, gây ra một số rủi ro sức khỏe nghiêm trọng và không nên dùng lâu dài. Vì vậy, trước khi quyết định mua kẹo ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước về những vấn đề cần giải quyết.

Để giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc hỗ trợ giấc ngủ, bạn cũng có thể cân nhắc một số thay đổi trong lối sống. Những việc như tuân thủ thói quen đi ngủ đều đặn, hạn chế cafein và làm cho phòng ngủ của bạn trở nên mát mẻ và thoải mái có thể giúp ích cho bạn.
3. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn dùng kẹo ngủ quá nhiều?
Trên thực tế, kẹo ngủ cung cấp Melatonin không có bất kỳ tác dụng phụ hay sự gây nghiện nào qua những nghiên cứu của chuyên gia. Tuy nhiên, những quan ngại xuất hiện khi con người quá lạm dụng kẹo ngủ.
Đau đầu, chóng mặt và buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến khi sử dụng thuốc ngủ có chứa Melatonin. Tuy nhiên, nếu trong thời gian sử dụng kẹo, bạn có đang điều trình bằng giả dược thì có thể đây cũng là một trong những triệu chứng.
Ngoài ra, những hậu quả khác có thể xảy ra như:
- Tương tác với thuốc ngủ: Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc ngủ có chứa Zolpidem, khi tác dụng với Melatonin có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và cơ bắp một cách nghiêm trọng.
- Giảm nhiệt độ cơ thể: nếu bạn là một người gặp khó khăn trong việc cơ thể bị lạnh, hay không chịu được lạnh thì hãy cân nhắc vì nồng độ Melatonin cao có thể hạ nhiệt độ cơ thể bạn.
- Làm loãng máu: Melatonin sẽ cản trở quá trình đông máu của bạn nếu bạn đang tích hợp với warfarin. Vì vậy hãy nghiên cứu cùng bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất.
Tóm lại, việc sử dụng Melatonin để triệt tiêu những cơn mất ngủ chỉ là biện pháp tạm thời, vì nó chỉ giúp bạn tạo ra hormon trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để có liệu trình chăm sóc giấc ngủ cũng như sức khỏe một cách phù hợp nhất nhé!