Có khi nào bạn tự hỏi ngủ bao nhiêu là đủ? Bởi vì ngủ đủ giấc là điều quan trọng với tất cả con người ở mọi lứa tuổi khác nhau để giữ sức khỏe. Cùng tìm hiểu 9 lợi ích cũng là lý do tại sao bạn cần ngủ nhiều hơn.
Trên thực tế, việc ăn uống cân bằng, bổ dưỡng và tập thể dục vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Nhưng ngủ đủ giấc và có giờ ngủ khoa học cũng quan trọng không kém. Thậm chí, thiếu ngủ còn gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của bạn, đó là lý do tại sao cần ưu tiên và bảo vệ giấc ngủ của mình hàng ngày. Dưới đây là 9 lợi ích của việc ngủ đủ giấc tác động đến sức khỏe thể chất, cảm xúc và nhận thức.
1. Duy trì cân nặng và giảm cân
Để trả lời cho thắc mắc ngủ bao nhiêu là đủ, bạn cần biết rằng ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ tăng cân và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2020 cho thấy những người trưởng thành ngủ ít có tỉ lệ mắc bệnh béo phì tăng lên 41%, trong khi người có thời gian ngủ hợp lý không làm tăng nguy cơ này.

Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với việc tăng cân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả hormone bên trong và động lực để tập thể dục bên ngoài.
Đối với bên trong, thiếu ngủ làm tăng mức ghrelin và giảm mức leptin. Ghrelin là loại hormone khiến chúng ta cảm thấy đói, trong khi leptin tạo ra cảm giác no. Sự điều chỉnh hormone này làm chúng ta cảm thấy đói hơn và ăn nhiều hơn.
Còn đối với bên ngoài, cảm giác mệt mỏi sau một đêm ngủ quá ít có thể khiến bạn cảm thấy không có động lực để tập thể dục, đi dạo hay chỉ thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất đơn giản nào.
2. Cải thiện sự tập trung và năng suất
Chúng ta cần quan tâm ngủ bao nhiêu tiếng là đủ vì rất quan trọng với các khía cạnh khác nhau của chức năng não. Ngủ đủ giấc giúp cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề và tăng cường hiệu suất ghi nhớ ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Thực tế, việc thắc mắc ngủ từ mấy giờ là tốt không quan trọng bằng làm sao để có một giấc ngủ ngon. Bởi vì chất lượng giấc ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và tỉnh táo vào hôm sau, cũng như tập trung và hoàn thành công việc tốt hơn. Vì vậy, đây được xem là một lợi ích gián tiếp của việc ngủ đủ giấc.
Ngoài ra, trong khi ngủ, bộ não của chúng ta tạo ra các kết nối, liên kết các sự kiện hình thành ký ức. Giấc ngủ sâu rất quan trọng cho việc cải thiện trí nhớ của chúng ta.
3. Tối đa hóa hiệu suất thể thao
Giấc ngủ đã được chứng minh giúp tăng cường hiệu suất thể thao. Ngủ đủ giấc có thể tăng cường kỹ năng vận động, thời gian phản ứng, sức mạnh, sức bền cơ bắp cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề.

Việc xác định nên ngủ lúc mấy giờ không thật sự cần thiết, quan trọng là có cách tính thời gian ngủ để tránh thiếu ngủ, tăng nguy cơ chấn thương và giảm động lực tập thể dục của bạn.
4. Củng cố sức khỏe trái tim
Chúng ta cần quan tâm ngủ bao nhiêu là đủ để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Bởi vì trong khi ngủ, cơ thể tiết ra hormone giữ cho tim và mạch máu khỏe mạnh. Chất lượng và thời lượng giấc ngủ thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
Một phân tích cho thấy ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày làm tăng 13% nguy cơ tử vong do bệnh tim. Những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn 61% so với những người ngủ 7 giờ.
Hơn nữa, giấc ngủ ngắn dường như làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đặc biệt là ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn – một tình trạng đặc trưng bởi hơi thở bị gián đoạn trong khi ngủ.
5. Ảnh hưởng đến chuyển hóa đường
Thiếu ngủ có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và kháng insulin cao hơn ngủ đủ giấc. Ví dụ bạn đang thắc mắc một ngày ngủ 4 tiếng có sao không, thì có thể hình dung khi cơ thể thiếu ngủ, bạn sẽ không thể sử dụng hormone insulin đúng cách.
Trên thực tế, nghiên cứu trên 1 triệu người tham gia cho thấy rằng ngủ rất ngắn dưới 5 giờ và ngủ ngắn dưới 6 giờ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 lần lượt là 48% và 18%.

Thiếu ngủ có thể gây ra những thay đổi sinh lý như giảm độ nhạy insulin, tăng viêm và thay đổi hormone đói, cũng như những thay đổi về hành vi ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
6. Giảm nguy cơ trầm cảm
Những lo lắng về sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như trầm cảm, có liên quan chặt chẽ đến chất lượng giấc ngủ thấp hay chứng rối loạn giấc ngủ.
Để trả lời cho thắc mắc một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng, bạn cần rõ giấc ngủ giúp tâm trí và cơ thể bạn thư giãn và phục hồi sau ngày dài hoạt động. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng. Căng thẳng có thể khiến bạn sợ hãi, đưa ra quyết định hấp tấp, nhiều khi dễ dàng cáu kỉnh.
Sau một đêm không ngon giấc có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, thậm chí khó chịu kéo dài cho đến khi được nghỉ ngơi đầy đủ.
7. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Bạn cần quan tâm ngủ bao nhiêu là đủ nhằm đảm bảo sức khỏe miễn dịch, thiếu ngủ sẽ làm suy giảm chức năng miễn dịch.

Cụ thể khi ngủ, cơ thể bên trong vẫn làm việc chăm chỉ để sửa chữa các tổn thương, tác hại có thể do căng thẳng, tia cực tím và những thứ có hại khác mà bạn tiếp xúc.
Ngoài ra, tế bào cũng sản xuất một số protein nhất định trong khi bạn ngủ, cho phép các tế bào sửa chữa những tổn thương trong ngày và giữ cho bạn khỏe mạnh.
8. Giảm chứng viêm
Ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng lớn đến chứng viêm trong cơ thể. Khi bạn không ngủ đủ giấc, hệ thống miễn dịch hoạt động không đều có thể gây ra viêm.
Bạn có thể không nhận ra tình trạng viêm quá mức, nhưng chúng vẫn ảnh hưởng ít nhiều đến cơ thể của bạn. Viêm mãn tính làm hỏng cấu trúc và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm lở loét, sa sút trí tuệ, bệnh tim…
9. Ảnh hưởng đến cảm xúc và tương tác xã hội
Mất ngủ làm giảm khả năng điều tiết cảm xúc và tương tác xã hội. Khi mệt mỏi, chúng ta sẽ khó kiểm soát cảm xúc bộc phát và hành vi của mình trước mặt người khác. Sự mệt mỏi cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phản ứng hài hước và thể hiện sự đồng cảm của chúng ta.
Tóm lại, mặc dù nhu cầu cá nhân khác nhau, hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng bạn nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm để có sức khỏe tối ưu. Giống như việc bạn ưu tiên chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, đã đến lúc bạn nên dành sự quan tâm xứng đáng cho giấc ngủ.