mất ngủ dẫn đến tình trạng suy gảm trí nhớ

Mất Ngủ Suy Giảm Trí Nhớ – Tìm Hiểu Mối Liên Hệ Và Cách Chữa Trị

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Mất ngủ suy giảm trí nhớ cực kỳ nguy hiểm đến não bộ con người nếu không được nhận ra kịp thời. Cùng tìm hiểu về mối quan hệ này và cách chữa trị nhé!

Mất ngủ suy giảm trí nhớ là một trong những hệ lụy nguy hiểm của hội chứng mất ngủ. Mất ngủ dẫn đến trí nhớ bị giảm sút ngày càng phổ biến và mang theo những biểu hiện khá mơ hồ khiến chúng ta khó kiểm soát. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời mất ngủ suy giảm trí nhớ có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm về thần kinh sau này. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về mối quan hệ giữa mất ngủ và suy giảm trí nhớ từ đó xem xét những biểu hiện và khám phá cách chữa trị hiệu quả nhé.

1/ Mối quan hệ giữa mất ngủ và suy giảm trí nhớ

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học California ở Berkeley cho biết, ở độ tuổi càng cao chất lượng giấc ngủ của con người càng suy giảm. Vì vậy, những người cao tuổi thường xuyên gặp những vấn đề về thần kinh và có trí nhớ giảm sút. 

Kiến thức và ký ức tươi đẹp ngày hôm nay của chúng ta được lưu trữ trong Hồi Hải Mã (Hippocampus) – một thành phần quan trọng của não bộ, giúp lưu trữ những ký ức ngắn hạn và định hình nhận thức cho con người. Khi ngủ, sóng não có nhiệm vụ di chuyển một phần ký ức trong Hồi Hải Mã đến vỏ não trước – một phần của não bộ lưu trữ những ký ức dài hạn. Vì vậy, một giấc ngủ sâu đóng vai trò chủ chốt để hình thành nên một “cuốn nhật ký” trong não bộ, lưu trữ những ký ức dài hạn.  

Ở người trưởng thành, một giấc ngủ kém chất lượng làm cho quá trình lưu trữ ký ức dài hạn bị gián đoạn, vì thế hồi ức của chúng ta có thể mãi bị mắc kẹt ở Hồ Hải Mã. Đây là cách lý giải khoa học cho câu hỏi tại sao thiếu ngủ hay mất ngủ khiến chúng ta không thể tập trung vào công việc, suy giảm trí nhớ và quên đi dần những ký ức đã xảy ra.

Đặc biệt, mất ngủ suy giảm trí nhớ xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi. Theo Matthew Walker – một phó giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh nói rằng khi còn trẻ, chúng ta có giấc ngủ sâu hơn giúp trí não lưu trữ những ký ức và thông tin mới một cách dễ dàng. Nhưng đối với người lớn tuổi, dù có một lối sống lành mạnh chất lượng giấc ngủ của họ vẫn sẽ kém hơn và ngăn chặn một phần những ký ức đó được đưa vào vùng trí nhớ dài hạn về đêm. 

mất ngủ suy giảm trí nhớ

Mất ngủ suy giảm trí nhớ xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi.

Một nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến việc đánh giá vùng lưu trữ ký ức của thanh niên ở độ tuổi 20 và các ông lão 70 tuổi cho thấy chất lượng giấc ngủ người lớn tuổi thấp hơn khoảng 75% so với người trẻ tuổi và điều này dẫn đến trí nhớ giảm sút đến 55% so với những thanh niên tròn đôi mươi.

2/ Biểu hiện của mất ngủ suy giảm trí nhớ

Một giấc ngủ sâu và chất lượng giúp cơ thể chúng ta trong trạng thái tốt nhất để đón chào một ngày mới tràn đầy năng lượng. Nếu không ngủ về đêm hoặc ngủ không đủ giấc, con người sẽ luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi. 

Biểu hiện cơ bản thường gặp ở người mất ngủ suy giảm trí nhớ là ngáp liên tục trong quá trình làm việc, mơ tưởng về chiếc giường ngủ và không thể tập trung vào công việc mình đang làm. Hơn nữa, họ còn khó khăn trong việc xác định những thông tin trong quá khứ hoặc định vị bản đồ dù những thông tin đó vừa xuất hiện trong thời gian gần đây. 

Mất ngủ suy giảm trí nhớ, khó xác định thông tin trong quá khứ.

Ngoài trí nhớ và nhận thức kém, người mất ngủ suy giảm trí nhớ còn gặp khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ và theo dõi cuộc đối thoại của người xung quanh. 

Bên cạnh đó, mất ngủ hay thiếu ngủ làm rối loạn quá trình trao đổi chất và sự bài tiết các Hoocmon trong cơ thể. Hoocmon Leptin có nhiệm vụ báo hiệu cho não biết cơ thể đang trong tình trạng thừa chất béo nhằm kiểm soát sự thèm ăn sẽ giảm dần ở người không ngủ đủ giấc. 

Bạn có thể có cảm giác đói dù đã ăn đủ bữa. Tuy nhiên, ăn nhiều hơn chỉ làm cho cơ thể tiếp tục buồn ngủ và mệt mỏi vì quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra nhanh hơn bình thường vô tình sản sinh thêm Serotonin kích thích sự buồn ngủ. 

Ngoài ra, người mất ngủ cũng truyền năng lượng tiêu cực cho người xung quanh vì thường xuyên cáu bẳn, khó chịu và cảm thấy bức rức trong người. Những căng thẳng, phiền muộn kéo dài cũng là một trong những biểu hiện thường gặp của người bị mất ngủ.

Ở người lớn tuổi, mất ngủ suy giảm trí nhớ có thể dẫn đến những  căn bệnh thần kinh nghiêm trọng hơn như: Bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt hay trầm cảm,…

3/ Những cách cải thiện chất lượng giấc ngủ để có một trí nhớ tốt hơn

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hội chứng mất ngủ suy giảm trí nhớ về đêm. Một giấc ngủ có chất lượng tốt đối với người trưởng thành kéo dài từ 7 – 8 tiếng/ngày. Quan trọng hơn, ngủ phải ngon và sâu giấc không bị gián đoạn nửa đêm. Cách tốt nhất là chúng ta nên xem xét các nguyên nhân mất ngủ suy giảm trí nhớ để đề xuất những cách cải thiện chất lượng giấc ngủ phù hợp.

Xem xét các nguyên nhân mất ngủ để đề xuất những cách cải thiện chất lượng giấc ngủ phù hợp.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ suy giảm trí nhớ là lối sống không lành mạnh, thể hiện qua các thói quen như: Không luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, sử dụng nhiều caffein, rượu, bia, chất kích thích,…hay lập trình thời gian dành cho giấc ngủ thiếu khoa học, ngủ ngày thức đêm,… Để ngủ được ngon giấc và cải thiện trí nhớ của não bộ, bạn phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày. 

Thực hiện song song với rèn luyện thể chất là một chế độ ăn uống khoa học, không lạm dụng các chất kích thích và hạn chế uống Caffein vào khoảng 6 tiếng trước khi ngủ. Thưởng thức một ly sữa nóng chứa Melatonin, trà hoa cúc, trà tim sen hoặc trà gừng vào mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn đầu óc, cải thiện chất lượng giấc ngủ thay vì các chất kích thích và thuộc ngủ. 

Chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể chất sẽ không thể phát huy tác dụng nếu chúng ta không muốn lên giường ngủ. Không sử dụng các thiết bị điện tử khi chuẩn bị đi ngủ và lập trình giờ ngủ cố định bằng kỷ luật của bản thân sẽ xóa tan những cơn buồn ngủ vào ban ngày và tăng cường trí lực cho cơ thể.

Vấn đề về sức khỏe tâm lý là nỗi ám ảnh phá tan giấc ngủ ngon của nhiều người. Nếu bạn vừa trải qua một cú sốc tâm lý dẫn đến tuyệt vọng, bất an, trầm cảm gây mất ngủ hoặc căng thẳng vì áp lực công việc, học tập hãy tìm đến bộ môn thiền. Đặc biệt, ngồi thiền giúp bạn có thể soi chiếu lại sâu trong tâm hồn của bản thân, xoa dịu những vết thương lòng và trân trọng những giây phút ở hiện tại. 

Ngoài ra, những tâm tư hay áp lực sẽ được giải tỏa nếu bạn có người để chia sẻ cùng. Tuy nhiên, nếu gặp phải những vấn đề tâm lý không thể tự mình kiểm soát bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để điều trị tốt hơn.

Ngồi thiền giúp bạn cải thiện sức khỏe tâm lý.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân ngoại tác ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con người như: không gian ngủ không thoải mái, ồn ào cản trở quá trình đi vào giấc ngủ ở giai đoạn đầu. Bạn nên chọn một không gian ngủ thoáng mát, yên tỉnh và hạn chế ánh sáng xanh khi ngủ. Bên cạnh đó, chiếc giường ngủ êm ái và gối nằm phù hợp cũng góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Chất lượng giấc ngủ tốt giúp cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng thì ngược lại mất ngủ có thể khiến chúng ta gặp phải những căn bệnh nguy hiểm như mất ngủ suy giảm trí nhớ. Hiểu về mất ngủ suy giảm trí nhớ và tìm cách cải thiện chất lượng giấc ngủ là thật sự cần thiết để bạn duy trì một sức khỏe tốt và đạt hiệu quả cao trong công việc.

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ