Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về Chứng Mộng Du

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bạn có phải là một trong 6,9% dân số trải qua ít nhất một lần mộng du trong đời? Tìm hiểu về mộng du là gì ngay để chẩn đoán tình trạng của mình nhé! 

Đã bao giờ bạn đi ngủ trên giường nhưng thức dậy trên ghế sofa phòng khách chưa? Hay tỉnh dậy với những mảnh vụn thức ăn dính trên người mà không hề nhớ mình đã từng ăn nhẹ lúc nửa đêm? Nếu câu trả lời là có, rất có thể bạn nằm trong 6,9% dân số trải qua ít nhất một lần mộng du trong đời

1. Mộng du là gì? 

Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ diễn ra trong vòng 1 đến 2 giờ ở giai đoạn giấc ngủ không chuyển động mắt (NREM). 

Hiện tượng mộng du khiến bạn có thể ngồi dậy, đi lại và thậm chí thực hiện các hoạt động bình thường ngay trong khi ngủ. Mắt có thể đang mở, nhưng thực ra bạn vẫn đang trong tình trạng ngủ say.  

Hiện tượng mộng du thường không phải vấn đề nghiêm trọng hoặc cần điều trị. Tuy nhiên, nếu mộng du tái diễn liên tục có thể báo hiệu bạn bị rối loạn giấc ngủ tương đối nghiêm trọng. 

mộng du là j
Cần xác định nguyên nhân gây ra mộng du là gì để có hướng điều trị

2. Nguyên nhân gây ra mộng du

Có một số yếu tố trở thành lý do bị mộng du phổ biến ở người lớn. Bao gồm: 

– Căng thẳng lo lắng: Các loại căng thẳng khác nhau đều ít nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, bao gồm cả việc gây gián đoạn giấc ngủ sâu, tăng khuynh hướng mộng du. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 193 bệnh nhân tại phòng khám chuyên khoa về giấc ngủ bị mộng du do những sự kiện căng thẳng trải qua trong ngày.

– Thiếu ngủ: Những người không ngủ đủ giấc dễ bị mộng du hơn. Khi các nhà nghiên cứu quét não MRI của những người có tiền sử mộng du, họ phát hiện ra rằng thiếu ngủ làm tăng số lượng xuất hiện mộng du lên. 

– Đau nửa đầu: Nếu bị chứng đau nửa đầu mãn tính, bạn có thể dễ bị mộng du hơn. Vào năm 2015, một nhóm nhà khoa học giấc ngủ phỏng vấn 100 bệnh nhân thường xuyên bị mộng du và phát hiện ra mối liên hệ chặt chẽ giữa mộng du và đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu.

– Sốt: Mộng du có liên quan đến các bệnh gây sốt, đặc biệt ở trẻ em. Những cơn sốt  thậm chí còn làm triệu chứng mộng du trầm trọng hơn như la hét, khua tay múa chân hoặc cố gắng thoát khỏi những điều đáng sợ mà bạn cảm thấy trong giấc ngủ.

– Rối loạn nhịp thở: Nếu bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở, khả năng bạn bị mộng du là cao hơn những người bị ngưng thở khi ngủ nhẹ.

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Vì bệnh này gây cản trở giấc ngủ gây kiệt sức trong thời gian dài, nên bạn dễ mắc các cơn mộng du hơn.

– Bệnh Parkinson: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh Parkinson ngăn chặn khả năng tê liệt tạm thời của cơ bắp khi ngủ. Điều này dẫn đến mộng du và các rối loạn giấc ngủ khác.

3. Làm thế nào để nhận biết ai đó bị mộng du?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, người mộng du có thể thực hiện một hoặc nhiều loại hành động từ đơn giản hoặc phức tạp ngay khi họ đang ở trạng thái ngủ, bao gồm: 

– Thực hiện các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như mặc quần áo, di chuyển đồ đạc, nói chuyện hoặc ăn uống. 

– ​​Có hành vi quan hệ tình dục vô thức mà không cần đối tác hoặc đi tiểu ở những nơi không phải là nhà vệ sinh.

– Thường xuyên thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại, chẳng hạn như mở và đóng cửa. 

– Hành vi có xu hướng bạo lực hoặc phức tạp hơn, bao gồm cả việc cố gắng ra khỏi nhà và lái xe ô tô.

Hầu hết khi tỉnh lại, họ không nhớ về những gì đã xảy ra trong đêm. Nếu bạn đánh thức họ khi đang mộng du, họ có thể bối rối không biết chuyện gì đang xảy ra. 

4. Mức độ nguy hiểm của mộng du

Tần suất thỉnh thoảng mới xảy ra thì mộng du không phải là vấn đề đáng lo ngại và sẽ tự hết. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu gặp các hiện tượng sau: 

– Xảy ra thường xuyên, hơn một đến hai lần một tuần hoặc vài lần một đêm. 

– Có hành vi nguy hiểm gây thương tích cho chính mình và người khác. 

– Làm gián đoạn giấc ngủ đáng kể cho các thành viên trong gia đình và người bị mộng du. 

– Có triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày hoặc các vấn đề về hoạt động. 

– Mộng du xảy ra vào lần đầu tiên khi trưởng thành. 

mộng du là j
Mộng du ít không phải là vấn đề đáng lo ngại và sẽ tự hết

 4. Cách điều trị mộng du 

Trả lời cho câu hỏi cách điều trị mộng du là gì, trước tiên các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên lời kể của các thành viên khác trong gia đình nhìn thấy người bị mộng du. Sau đó tiến hành đưa ra lời khuyên hoặc dùng các biện pháp sau: 

– Điều trị nguyên nhân gốc rễ 

Nếu liên quan đến chứng rối loạn tiềm ẩn như ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ – OSA hoặc hội chứng chân không nghỉ – RLS, thì việc điều trị dứt điểm bệnh lý có thể giải quyết được cả mộng du. 

Tương tự, nếu sử dụng thuốc an thần hoặc các loại thuốc khác là nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang loại khác. 

– Đánh thức trước khi xảy ra mộng du 

Có nên đánh thức người bị mộng du hay không? Câu trả lời là nên đánh thức ngay trước khi hiện tượng này có khả năng xảy ra. Điều này có thể giúp thiết lập lại chu kỳ giấc ngủ và kiểm soát hành vi mộng du. 

– Cải thiện vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ bao gồm môi trường và thói quen liên quan. Lịch trình ngủ không nhất quán, và thói quen xấu như uống caffein rượu gần giờ đi ngủ, nằm trên nệm không thoải mái đều góp phần gây ra các vấn đề về giấc ngủ và mộng du. 

mộng du là j
Không nên có thói quen ăn trước khi ngủ để giảm tình trạng mộng du 

– Liệu pháp hành vi nhận thức

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một hình thức trị liệu nhằm chống lại những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Bao gồm các kỹ thuật trò chuyện, thư giãn giúp ngăn ngừa các đợt mộng du liên quan đến căng thẳng. 

– Điều trị bằng thuốc

Khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc để chấm dứt chứng mộng du.  

Bất kỳ loại thuốc nào, dù là thuốc kê đơn hay không kê đơn đều có những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn. Chỉ có bác sĩ mới xác định được liệu thuốc đó có phù hợp trong tình huống cụ thể của bạn hay không. 

Tóm lại, mộng du thường vô hại và tần suất xảy ra rất ít trong đời người. Tuy nhiên, nếu bạn ở trong trường hợp mộng du tiếp tục kéo dài rất nhiều lần, chúng có thể nguy hiểm nên hãy cho bác sĩ biết ngay khi có thể nhé!

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ