ngủ nên nằm nghiêng bên nào

Ngủ Nên Nằm Nghiêng Bên Nào Là Tốt Nhất?

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Không chỉ được 60% người lớn yêu thích, ngủ nghiêng còn là một trong những tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu thêm về việc ngủ nên nằm nghiêng bên nào để khai thác hết tiềm năng của tư thế này nhé! 

Ngủ nghiêng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ tổng thể từ việc cải thiện liên kết cột sống, giảm nguy cơ ngủ ngáy, ợ chua cho đến giảm tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng của tư thế ngủ này, bạn cần phải nằm đúng vị trí. Dưới đây là những điều cần biết về ngủ nghiêng cũng như cách thực hiện đúng.

1. Lợi ích của việc ngủ nghiêng

Nằm nghiêng khi ngủ từ lâu đã được cho là tư thế ngủ lý tưởng, nhưng thực tế nghiên cứu còn chỉ ra rằng nằm nghiêng có nhiều lợi ích cho sức khoẻ hơn. Cụ thể như sau:

Giảm đau lưng

Ngày càng có nhiều người phải sống chung với những cơn đau mãn tính, đặc biệt là phần lưng dưới của họ. Ngủ sai tư thế, nhất là nằm sấp là một trong những nguyên nhân chính làm tăng áp lực lên cột sống và dẫn đến đau nhức khi thức dậy. Tuy nhiên, khi chuyển sang ngủ nghiêng, bạn sẽ dần cảm nhận được tình trạng đau lưng giảm hẳn. 

Tình trạng đau lưng dưới có thể xuất phát từ tư thế ngủ nằm ngửa hoặc nằm sấp.

Giảm nguy cơ ngủ ngáy 

Thay vì nằm ngửa, mọi người thường ngáy ít hơn đến 50% khi ngủ nghiêng. Bởi vì khi nằm ngửa, lưỡi của bạn sẽ dễ bị tụt ngược vào cổ họng, tạo ra chướng ngại vật thu hẹp đường thở dẫn đến ngáy ngủ. 

Giảm nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Khi ngủ nghiêng, đường thở của bạn vẫn mở mà không lưỡi tụt vào cản trở, nên việc thở dễ dàng hơn. Vì lý do này, các bác sĩ khuyên những người bị ngưng thở khi ngủ – một chứng rối loạn hô hấp nghiêm trọng liên quan đến giấc ngủ nên ngủ nghiêng để giảm các triệu chứng liên quan. 

Cải thiện sức khỏe đường ruột

Vị trí ngủ của cơ thể ảnh hưởng khá nhiều đến chức năng hệ tiêu hóa. Cụ thể nằm nghiêng giúp ngăn axit dạ dày tăng lên và giữ các chất trong dạ dày ở vị trí tốt hơn so với nằm ngửa hoặc nằm sấp. Tư thế này đảm bảo trọng lực giữ cho axit trong dạ dày không bị trào ngược lên trên gây tổn thương dạ dày.

 Tư thế ngủ nghiêng giúp ngăn chặn các cơn trào ngược dạ dày.

Cải thiện sức khỏe não bộ

Bộ não của bạn cần loại bỏ chất thải suốt cả ngày lẫn đêm, nhưng phần lớn công việc quan trọng này được thực hiện vào ban đêm khi bạn ngủ. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành phân tích tư thế ngủ có ảnh hưởng đến hiệu quả loại bỏ chất thải của não hay không và đã phát hiện tư thế ngủ nghiêng cho phép loại bỏ chất thải nhanh hơn so với tư thế nằm sấp hoặc nằm ngửa. 

Thai nhi khỏe mạnh hơn

Ngủ nghiêng được khuyến khích cho người đang mang thai, vì ở vị trí này tim sẽ bơm máu đi khắp cơ thể dễ dàng hơn. Nó không tạo áp lực quá lớn lên tĩnh mạch dẫn máu từ chân mẹ về tim em bé. 

Khi mang thai, bạn nên ngủ nghiêng về bên trái để dễ ngủ hơn.

Ngủ nghiêng cũng được coi là tư thế ngủ an toàn hơn trong khi mang thai, vì nằm ngửa có liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu trong một số nghiên cứu.

2. Nhược điểm của tư thế ngủ nghiêng 

Tất nhiên, tư thế ngủ nào cũng đi kèm với những hạn chế riêng biệt. Trong đó, có một số nhược điểm cần xem xét khi ngủ nghiêng như sau: 

Tăng áp lực lên tim

Đây là nhược điểm chỉ thường xảy ra khi bạn ngủ nghiêng bên trái. Vị trí này khiến khoang ngực áp sát vào tim, áp lực tăng thêm ảnh hưởng đến cung lượng tim và nhịp tim của bạn. 

Trong khi một người ngủ bình thường có thể không nhận thấy sự gia tăng áp lực này, nghiên cứu năm 2003 cũng đưa ra khuyến cáo bệnh nhân suy tim sung huyết nên tránh ngủ nghiêng về bên trái. 

Có khả năng phát triển tư thế xấu

Khi nằm nghiêng, bạn rất dễ chuyển sang tư thế xấu mà không nhận ra. Chẳng hạn như có thể vặn người quá xa và lệch cột sống khỏi vị trí thẳng hàng.

Ngủ nghiêng dễ khiến bạn tự động điều chỉnh sang tư thế vặn vẹo cột sống.

Vậy nên khi nằm xuống để ngủ, hãy kiểm tra kỹ tư thế của cơ thể. Đầu nằm ở giữa vai và tổng thể cơ thể của bạn phải cảm thấy thư giãn và không bị xoắn mình. Đảm bảo rằng cằm không áp vào ngực vì điều này có thể gây đau cổ.

Tăng nguy cơ bị mụn

Người lớn ngủ nghiêng thường áp nửa mặt vào gối trong khoảng 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Vì gối hấp thụ tất cả dầu trên mặt, mồ hôi và các chất bẩn khó chịu khác, thậm chí các chất gây kích ứng, nên những người ngủ nghiêng có thể bị mụn nhiều hơn ở tư thế khác. 

Những người thích ngủ nghiêng có thể ngăn ngừa mụn trứng cá bằng cách thay vỏ gối ít nhất một lần một tuần và chăm sóc da khi thức dậy.

3. Ngủ nên nằm nghiêng bên nào là tốt nhất? 

Bạn nên ngủ nghiêng về bên phải hay bên trái tùy thuộc vào vấn đề sức khỏe mà bạn phải đối mặt. Một số lời khuyên có thể áp dụng như sau: 

Đối với người đang mang thai 

Ngủ nghiêng về bên trái thường được khuyến khích cho bà bầu hơn. Bởi vì nằm nghiêng về phía này giúp cải thiện lưu lượng máu giữa tim, thai nhi, tử cung và thận, đồng thời giảm áp lực cho gan. 

Bà bầu có thể dễ dàng ngủ nghiêng hơn khi có sự hỗ trợ của gối dài.

Nếu cảm thấy khó chịu, các bác sĩ khuyên bạn nên chuyển sang nghiêng bên phải trong một thời gian ngắn rồi dần dần nằm nghiêng trái hơn là việc duy trì thói quen nằm ngửa khi ngủ.

Đối với người bị ợ chua

Với những người bị trào ngược dạ dày thực quản ngủ nghiêng về bên trái, họ ít bị ợ chua hơn so với khi ngủ nghiêng về bên phải hoặc nằm ngửa. Các cơn ợ chua không chỉ xảy ra thường xuyên hơn mà thậm chí còn kéo dài hơn khi nằm nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa.

Người mang thai cũng có thể bị ợ chua, vì khi mang thai khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn. Ngủ nghiêng bên trái có thể làm giảm chứng ợ chua, đồng thời giúp tim bơm máu cho thai nhi dễ dàng hơn. 

Đối với người bị suy tim 

Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều người bị suy tim nên ngủ nghiêng về bên phải và tránh nghiêng về bên trái. Siêu âm tim của những người bị suy tim cho thấy việc ngủ nghiêng về bên trái ảnh hưởng đến hoạt động của tim, có khả năng gây khó chịu.

Tóm lại, ngủ nghiêng có thể giúp bạn ngủ sâu hơn, nhưng không phải phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau sau khi ngủ ở tư thế này, hãy thử nói chuyện với bác sĩ của bạn nhé! 

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ