Chúng ta thường nghe nói về những nguy hiểm của việc ngủ quá ít. Nhưng vấn đề ngủ nhiều có tốt không lại ít được quan tâm dù vẫn có những rủi ro sức khỏe. Cùng tìm hiểu xem liệu bạn có đang ngủ quá nhiều và cách cân bằng giấc ngủ nhé!
Ai cũng biết giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể và tâm trí của con người. Ngủ là thời gian cơ thể chữa lành và phục hồi tế bào. Thiếu ngủ có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Nhưng có khi nào bạn thắc mắc phải ngủ nhiều hơn mới tốt hay ngủ nhiều có tác hại gì không? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ngủ bao nhiêu là quá nhiều ?
Nhu cầu về giấc ngủ của bạn sẽ thay đổi theo thời gian, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và lối sống hàng ngày. Trung bình trẻ sơ sinh ngủ 16 – 18 giờ mỗi đêm, trẻ mẫu giáo ngủ 11 – 12 giờ mỗi đêm. Trẻ em ở tuổi đi học và thiếu niên ngủ khoảng 10 giờ mỗi đêm. Trong khi, người lớn và người cao tuổi chỉ cần ngủ 7 – 9 giờ mỗi đêm.

Hãy nhớ rằng nhu cầu ngủ cá nhân của bạn có thể chệch khỏi tiêu chuẩn trên, nhưng không đồng nghĩa giấc ngủ của bạn đang có vấn đề. Nếu đang thắc mắc ngủ nhiều có tốt không, hãy kiểm tra nhật ký giấc ngủ của mình một chút. Bình thường ngủ đủ 7 tiếng đã cảm thấy ổn, nhưng bây giờ bạn cần đến gần 10 tiếng và cảm thấy vẫn mệt? Nếu đúng như vậy, rất có thể do tác hại của ngủ nhiều gây ra.
2. Ngủ nhiều có tốt không?
Nếu đang có thời lượng ngủ hơn bình thường, thì việc ngủ nhiều có tốt không là vấn đề bạn nên quan tâm. Bởi vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn và có thể tạo ra những tác động tiêu cực, tương tự như thiếu ngủ.
Ngủ nhiều kéo dài khiến tình trạng viêm trong cơ thể trở nên tồi tệ hơn. Suy giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, đột quỵ. Thời lượng ngủ quá ngắn hay quá dài đều liên quan đến triệu chứng tiềm ẩn của bệnh trầm cảm.
3. Nguyên nhân ngủ nhiều
Thông thường, nguyên nhân ngủ nhiều có thể xuất phát khi bạn cố gắng bù đắp cho “khoản nợ ngủ” của mình. Ví dụ, bạn phải thức khuya nhiều đêm liên tục để hoàn thành công việc nên đang trong tình trạng thiếu ngủ. Vào cuối tuần, bạn có thể ngủ lâu hơn bình thường để bù đắp “khoản nợ ngủ”.

Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến nguyên nhân ngủ nhiều và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm lo âu, béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường…
4. Tác hại của ngủ nhiều
Tăng nguy cơ mắc trầm cảm
Ngủ quá giấc được coi là một triệu chứng tiềm ẩn của bệnh trầm cảm. Trong khi nhiều người bị trầm cảm thường bị mất ngủ, thì vẫn có một số cho biết gặp tình trạng ngủ nhiều.
Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, bệnh tim đến bệnh Alzheimer..
Khả năng sinh sản bị suy giảm
Thời lượng ngủ ngoài giới hạn bình thường có thể ảnh hưởng đến hormone và chu kỳ sinh học, làm giảm khả năng sinh sản.
5. Mẹo cân bằng lại giấc ngủ
Ngoài việc quan tâm ngủ nhiều có tốt không, bạn cũng cần nắm rõ cách tạo ra thói quen ngủ lành mạnh. Thiết lập lịch trình ngủ nhất quán là bước khởi đầu, một số mẹo dưới đây cũng có thể giúp bạn đạt được giấc ngủ chất lượng:
Cắt giảm thời gian sử dụng màn hình buổi tối
Điện thoại di động và các thiết bị phát ra ánh sáng xanh có thể kích thích não bộ quá mức ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Để tránh tác động tiêu cực đến giấc ngủ, hãy cố gắng không sử dụng điện thoại, máy tính bảng, laptop… ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
Xây dựng kế hoạch thư giãn cá nhân
Được thư giãn cả về tinh thần và thể chất là yếu tố góp phần chính giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Bất kể đó là thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách… hãy dành thời gian trước khi đi ngủ cho bất kỳ hoạt động nào cho phép bạn thư giãn nhé!

Cẩn thận với giấc ngủ ngắn
Giấc ngủ ngắn có thể giúp bạn phục hồi sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp có thể làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm nếu bạn ngủ trưa quá nhiều. Hãy cố gắng duy trì giấc ngủ ngắn dưới 30 phút và chỉ vào đầu giờ chiều để không khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
Hạn chế rượu và caffeine
Cả rượu và caffeine đều có thể gây hại cho thói quen ngủ lành mạnh. Rượu làm cho bạn buồn ngủ nhưng ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ, khiến bạn dễ bị thức giấc và chất lượng giấc ngủ kém hơn khi đêm về. Caffeine làm cho bạn tỉnh táo và mất ngủ. Do đó, tốt nhất bạn nên loại bỏ hoặc giảm lượng tiêu thụ rượu và caffein, đặc biệt là vào cuối buổi chiều và buổi tối.
Tóm lại, một trong những cách tốt nhất để cân bằng giấc ngủ là xây dựng thói quen ngủ lành mạnh. Nếu bạn đã cải thiện lối sống và sinh hoạt, nhưng sau một vài tuần vẫn ngủ quá nhiều thì đến lúc gặp bác sĩ kiểm tra xem liệu có mắc chứng rối loạn giấc ngủ hay không rồi đấy!