Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Tuy nhiên, hiện nay, với khối lượng công việc cũng như nhiều ảnh hưởng khác của cuộc sống, thời gian ngủ của mọi người đang bị đảo lộn khá nhiều. Có người bị thiếu ngủ trầm trọng, và ngược lại, nhiều người lại dành quá nhiều thời gian để ngủ. Vậy nguyên nhân của ngủ nhiều là gì? Ngủ nhiều có tốt không, hay ngủ nhiều có tác hại gì? Hãy cùng tìm hiểu kĩ về những điều này qua bài viết sau nhé.
1. Thế nào là ngủ nhiều?
Trước khi bàn đến ngủ nhiều có tốt không, chúng ta cần xác định thế nào là ngủ nhiều. Trung bình, một người trưởng thành dành từ 7 đến 9 tiếng/ngày cho việc ngủ nghỉ. Vì vậy có thể nói, ngủ nhiều xảy ra khi thời lượng ngủ vượt 9 tiếng/ngày. Đặc biệt, tình trạng này thường diễn ra trong thời gian dài liên tục. Tuy ngủ nhiều, nhưng cảm giác cơ thể và đầu óc mệt mỏi, sau khi ngủ dậy tinh thần không được tỉnh táo và minh mẫn.
2. Nguyên nhân ngủ nhiều mà bạn cần lưu ý
Thứ nhất, nguyên nhân ngủ nhiều có thể là các loại bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như chứng ngủ rũ, hoặc hội chứng chân không nghỉ.
- Chứng ngủ rũ:
Là một loại rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát mức độ tỉnh táo của não bộ. Người mắc chứng ngủ rũ sẽ cảm thấy luôn buồn ngủ bất kể là đêm hay ngày, và hội chứng này trầm trọng hơn vào ban ngày.
- Hội chứng chân không nghỉ:
Đây cũng là tình trạng gây ra bởi rối loạn thần kinh, chân chịu ảnh hưởng của các cơn xung động liên tục. Nếu bạn mắc phải hội chứng này, bạn sẽ cảm thấy nôn nao, khó chịu và cảm giác cần phải di chuyển chân liên tục.
Tình trạng khó chịu ở chân sẽ càng rõ rệt hơn vào ban đêm hoặc lúc ngồi/nằm nên sẽ rất dễ khiến bạn mất ngủ. Khi đó, hệ quả xảy ra là bạn cần phải dành nhiều thời gian ban ngày để ngủ bù.
Nguyên nhân ngủ nhiều thứ hai là việc sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cà phê, chè đặc,… khi được sử dụng ở liều lượng không phù hợp đều có thể gây ức chế não bộ, khiến chúng ta có cảm giác uể oải, kém tỉnh táo và không điều chỉnh được giấc ngủ.

Tiếp đó, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân ngủ nhiều mà bạn cần lưu ý. Căng thẳng gây ra sự chán nản, bất an và xu hướng trì hoãn, trốn tránh thực tại. Do đó, mọi người thường chọn việc ngủ để xoa dịu tinh thần và quên đi những cảm giác nặng nề phải trải qua.
Cuối cùng, một nguyên nhân ngủ nhiều cũng rất phổ biến là hoạt động thể chất nặng. Lao động vất vả hoặc tập thể dục cường độ cao khiến cơ bắp mệt mỏi và đòi hỏi nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để có thể phục hồi.
3. Giải đáp cho việc ngủ nhiều có tốt không?
Người ngủ nhiều có tốt không? Ngủ nhiều có giảm cân không? Ngủ nhiều có tăng cân không? Tác hại của việc ngủ nhiều là gì? Thiếu ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ, vậy còn ngủ nhiều thì sao? Để tìm câu trả lời cho việc ngủ nhiều có tốt không, chúng ta hãy cùng điểm qua các ảnh hưởng của việc ngủ nhiều đến cơ thể:

Đối với sức khỏe thể chất:
Nhiều người lầm tưởng rằng ngủ nhiều giúp giảm cân. Nhưng sự thật là, ngủ nhiều khiến cơ thể tích nước, các vùng mặt hoặc chân tay dễ bị sưng lên, cảm giác nặng nề hơn bình thường. Bên cạnh đó, phân bổ nhiều thời gian để ngủ khiến bạn bớt đi quỹ thời gian để vận động cơ thể, lâu dài dẫn đến tích mỡ và gây tăng cân.
Ngoài ra, ngủ nhiều có tốt không, khi tác hại của ngủ nhiều còn là gây đau lưng và nhức mỏi cột sống. Nằm lâu trên giường ngủ li bì khiến bạn khó điều chỉnh tư thế đúng, dễ khiến các khớp bị đè nén và xô lệch.
Đối với sức khỏe tinh thần:

Có một điều dễ thấy là người ngủ nhiều bị nhức đầu sau khi thức dậy. Ngủ đủ sẽ giúp đầu óc khoan khoái và tỉnh táo, nhưng ngược lại, ngủ nhiều gây nhức đầu vì nó làm giảm nồng độ serotonin gây hạ lưu lượng máu tới não.
Nhiều người chọn cách ngủ để giải toả tâm trạng, nhưng ngủ nhiều có tốt không, khi hiện tượng thường thấy sau giấc ngủ lại là sự rối ren và bất ổn cảm xúc. Vấn đề vẫn còn đó chưa được giải quyết nên việc ngủ nhiều chỉ càng làm mọi thứ ứ đọng thêm.
4. Cách tính toán thời lượng và thời gian ngủ phù hợp
Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không. Điều gì cũng cần có sự vừa phải và cân bằng thì mới tốt được. Vậy, làm sao để bớt ngủ nhiều?
Thời lượng ngủ phù hợp với độ tuổi:
Trẻ mới sinh cần 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6 tuổi trẻ cần 10h – 12h/ngày để ngủ.
Thanh thiếu niên (14 – 17 tuổi) tuổi cần ngủ 8 – 10h/ngày.
Thanh niên và người trưởng thành (18-64 tuổi) cần ngủ 7 – 9h/ngày.
Người già (trên 65 tuổi) cần ngủ 7 – 8h/ngày.
Thời điểm bạn nên đi ngủ:
Với đa số độc giả ở đây, trung bình các bạn nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Như vậy, dựa vào thời gian phải dậy để đi làm, đi học vào buổi sáng mà bạn có thể lùi 8 tiếng để xác định giờ ngủ cho phù hợp.
Đối với những bạn không có lịch trình nào cố định thì cũng nên đặt thời gian ngủ và thức dậy đều đặn mỗi ngày. Mọi người có thể không ngủ sớm dậy sớm, nhưng cần cố gắng giữ được nhịp sinh hoạt ổn định.

Một vài lời khuyên về việc tăng chất lượng giấc ngủ:
- Thư giãn trước khi ngủ:
Bạn có thể dành ra 5-10’ để ngồi thiền, hoặc đọc một vài trang sách.
- Mặc quần áo thoải mái:
Dù có là mùa đông thì bạn cũng nên tránh đi tất hoặc mặc đồ bó quá chật, sẽ dễ gây ra khó thở hoặc đổ mồ hôi.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống:
Trước khi đi ngủ 30’-1h là lúc bạn nên uống một cốc nước hoặc sữa để cơ thể được mát mẻ, dễ chịu cho việc vào giấc. Nếu bạn muốn ngủ ngon thì cần tránh uống trà đặc, cà phê,… sát giờ ngủ nhé.
Vậy là qua bài viết vừa rồi, mọi người đã có lời giải đáp cho vấn đề ngủ nhiều có tốt không, vì sao lại ngủ nhiều cũng như cách cải thiện tình trạng này. Nếu bạn thiếu ngủ sau một thời gian cao điểm, thì dành nhiều thời gian sau đó để ngủ bù là điều nên làm. Tuy vậy, đừng để tình trạng này kéo dài liên tục, vì nó có thể dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe. Hãy cố gắng cân đối nhịp sinh hoạt và tạo được thói quen tốt để luôn khỏe khoắn và đầy năng lượng mỗi ngày, bạn nhé!