Chúng ta trân trọng từng giờ ngủ, thậm chí là cố gắng ngủ thêm dù chỉ một vài phút vì cảm giác sung sướng mà giấc ngủ mang lại. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều chưa chắc là điều tốt, đặc biệt là khi ngủ nhiều nhưng bạn vẫn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi. Đây là một dấu hiệu nói rằng có thể bạn đang có nhiều vấn đề tiềm ẩn.
1. Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có phải bệnh không?
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều có hại cho sức khỏe của bạn. Người trưởng thành trung bình ngủ khoảng 7-9 giờ/ngày được cho là tốt nhất. Một giấc ngủ ngon giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và tinh thần tỉnh táo. Nếu không ngủ đủ, bạn có thể cảm thấy uể oải và không thể tập trung. Mặt khác, ngủ quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Theo nghiên cứu của Yeonju Kim, hiện tượng buồn ngủ nhiều là khi bạn ngủ trên 9 tiếng một ngày.
Đôi khi bạn có thể cần ngủ nhiều hơn bình thường, chẳng hạn như sau khi hoạt động gắng sức hoặc đi du lịch. Những lúc này, việc bạn ngủ nhiều hơn mọi ngày để hồi phục lại sức khỏe là điều bình thường. Nhưng nếu bạn ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, đặc biệt là khi thức dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cho thấy rằng bạn đang mắc phải những loại bệnh về cả thể lý và tâm lý.
2. Lý do ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Theo sở y tế Nam Định, một số tình trạng sức khỏe cũng có thể dẫn đến lý do ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ nhiều vào ban ngày quá mức:
Rối loạn giấc ngủ, bao gồm:
- Ngưng thở khi ngủ: Loại rối loạn này khiến bạn ngừng thở tạm thời trong khi ngủ. Dấu hiệu là bạn hay ngáy và nghẹt thở vào ban đêm, điều này sẽ khiến cơ thể của bạn không được cung cấp đủ oxy thường xuyên. Vào ban ngày, bạn lại luôn cảm thấy buồn ngủ nhiều, trở nên mệt mỏi và uể oải.
- Chứng ngủ rũ: Triệu chứng chính của ngủ rũ là sẽ khiến bạn lúc nào cũng sẽ có những cơn buồn ngủ nhiều quá mức vào ban ngày. Loại rối loạn này có thể bị gây ra bởi chấn thương vùng dưới đồi khiến bạn có thể ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm nhưng cũng không hoàn toàn được sâu giấc. Một số người mắc phải chứng ngủ rũ có thể bị tê liệt khi ngủ, gặp ác mộng và thậm chí là cả ảo giác.
Trầm cảm và lo âu
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ thường liên quan đến trầm cảm không điển hình. Với loại trầm cảm này, tâm trạng của bạn có thể những thay đổi để đáp ứng tích cực trong cuộc sống, nhưng đó chỉ là tạm thời và sau cùng, bạn vẫn cảm thấy chán nản, tiêu cực vì gốc rễ của vấn đề vẫn đang còn. Một số nghiên cứu cho thấy những người bị rối loạn lo âu có nhiều khả năng trải qua giấc ngủ dài, khiến họ đau khổ.
Bệnh tim mạch
Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên buồn ngủ do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác. Bên cạnh đó, bệnh tim còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực.
Bệnh về gan
Một khi gan bị tổn thương thì các hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng, khiến gan không thể dự trữ vitamin, khoáng chất để sản xuất ra protein mới cho cơ thể và tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết nữa. Chính vì lý do này mà những người bị tổn thương gan thường cảm thấy ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ nhiều bất kể ngày hay đêm.
Bệnh suy giảm tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
3. 4 Cách giúp bạn cân bằng thời gian ngủ và cải thiện sức khỏe
Trao đổi với bác sĩ
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể là biểu hiện của những căn bệnh mãn tính mà bạn đang gặp phải. Các mẹo giúp tỉnh ngủ hay tiêu thụ một lượng lớn Caffeine bằng cách uống cà phê, nước tăng lực chỉ là biện pháp chống đỡ tạm thời. Cách tốt nhất là bạn nên đến các trung tâm y tế để được khám và điều trị khoa học.
Tạo thói quen ngủ
Thói quen của bạn sẽ giúp bạn thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Hãy tạo cho mình những thói quen tích cực như thiết lập giờ đi ngủ và giờ thức dậy để đồng hồ sinh hoạt hoạt động tốt hơn. Cố gắng tỉnh dậy ngay sau tiếng chuông báo thức đầu tiên, đừng trì hoãn và đừng tự dặn lòng rằng chỉ ngủ thêm 5 phút nữa. Khi làm được điều này, chắc chắn bạn sẽ tỉnh táo và có một ngày vui vẻ và tràn đầy năng lượng hơn, không còn cảm giác ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ nữa.
Trước giờ đi ngủ, bạn nên làm những việc nhẹ nhàng và nên tránh ánh sáng từ các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ.
Ghi nhật ký giấc ngủ
Lưu lại thời gian ngủ, đặc điểm của giấc ngủ mỗi đêm trong một tạp chí sẽ cho phép bạn theo dõi xem bạn có ngủ đủ giấc hay không. Điều này cũng có thể giúp bạn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Ghi chú mức độ tiếng ồn, tư thế ngủ hoặc thậm chí những gì bạn ăn và uống trước khi đi ngủ có thể cho phép bạn nhận thấy các mô hình và thói quen trong thói quen của bạn và cách chúng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Tập thể dục
Không vận động là nguồn gốc của nhiều loại bệnh, và kể cả việc ngủ quá nhiều. Theo Charlene Gamaldo – Giám đốc Y khoa của Trung tâm Giấc ngủ Johns Hopkins giải thích rằng tập thể dục làm tăng số lượng giấc ngủ sâu mà bạn trải qua. Điều này rất quan trọng vì giấc ngủ sâu sẽ giúp bạn phục hồi cơ thể tốt nhất. Thêm vào đó, tập thể dục cũng có thể giải nén tâm trí và cân bằng tâm trạng của bạn, giúp bạn ngủ tốt hơn ban đầu.
Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn phần nào hiểu được lý do tại sao ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ và những giải pháp lâu dài cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Bạn sẽ dần cải thiện được giấc ngủ và cả sức khỏe của mình nếu sống tích cực và luôn yêu bản thân, Đừng quá lo lắng và hãy dành thời gian cho mình nhé.