Bạn không cần phải trằn trọc cả đêm mà không rõ tại sao không ngủ được. Bài viết này cho bạn biết 8 nguyên nhân mất ngủ để từ đó có cách khắc phục hợp lý.
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ tiềm ẩn, nhưng không phải ai cũng giống như nhau. Mất ngủ tạm thời chỉ xảy ra trong thời gian ngắn trong khi mất ngủ mãn tính kéo dài từ ba tháng trở lên. Đối với một số người, vấn đề chính họ gặp phải là khó đi vào giấc ngủ trong khi một số khác phải vật lộn với việc duy trì giấc ngủ.
1. Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ. Những người bị chứng mất ngủ thường khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc cả hai. Họ không cảm thấy sảng khoái khi thức dậy, thậm chí mệt mỏi hơn sau giấc ngủ.
Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), mất ngủ là căn bệnh phổ biến nhất trong số tất cả các chứng rối loạn giấc ngủ. Khoảng 1/3 tổng số người trưởng thành có triệu chứng mất ngủ.
2. Nguyên nhân mất ngủ
Nguyên nhân gây mất ngủ có thể do hàng loạt các yếu tố về thể chất và tinh thần. Thông thường, các vấn đề chỉ xảy ra tạm thời trong thời gian ngắn, chẳng hạn như căng thẳng. Nhưng trong một số trường hợp khác, chứng mất ngủ có thể bắt nguồn từ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Cùng tìm hiểu các lý do phổ biến dưới đây để chẩn đoán xem vì sao mình mất ngủ nhé!
2.1. Mất ngủ do căng thẳng
Lý giải phổ biến nhất cho câu hỏi tại sao mất ngủ là do căng thẳng. Đặc biệt ở giới trẻ, họ dễ bị ảnh hưởng bởi thời gian học quá nhiều, căng thẳng đến từ công việc và các mối quan hệ xã hội. Đồng thời họ cũng có tỷ lệ sử dụng thiết bị điện tử trong phòng ngủ cao. Mỗi một yếu tố này đều góp phần trở thành nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi vị thành niên.
Căng thẳng làm tăng tỉ lệ mất ngủ ở độ tuổi vị thành niên.
2.2. Mất ngủ do lịch trình ngủ không đồng đều
Đồng hồ bên trong cơ thể hay còn gọi là nhịp sinh học hoạt động chặt chẽ theo ngày và đêm báo hiệu hoạt động ngủ và thức. Trên thực tế, nhiều người có lịch trình ngủ không đồng đều khiến nhịp sinh học bị lệch gây ra chứng mất ngủ.
Hai ví dụ điển hình trả lời tại sao lại mất ngủ là vì jet lag và làm việc theo ca. Jet lag làm rối loạn giấc ngủ vì cơ thể của một người không thể thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của múi giờ. Còn với những người làm việc theo ca, đòi hỏi cơ thể hoạt động xuyên đêm và ngủ vào ban ngày. Cả hai đều làm nhịp sinh học gián đoạn gây ra mất ngủ.
2.3. Mất ngủ do lối sống không lành mạnh
Đây được xem là nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi phổ biến nhất. Những thói quen và lối sống không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như:
– Não bộ vẫn bị kích thích cho đến tối muộn vì làm việc, chơi game hoặc sử dụng các thiết bị điện tử. Đó là lý do vì sao mất ngủ thường xuyên như vậy.
– Ngủ trưa kéo dài khiến bạn khó ngủ vào ban đêm.
– Cố tình thức dậy muộn để bù lại giấc ngủ đã mất có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học và khó thiết lập lại lịch trình ngủ chất lượng.
– Sử dụng giường cho các hoạt động ngoài giấc ngủ tạo ra mối liên hệ tinh thần luôn tỉnh táo dù đã lên giường đi ngủ.
Chế độ ăn uống và thói quen không lành mạnh làm rối loạn giấc ngủ ban đêm.
2.4. Mất ngủ do chế độ ăn uống
Mặc dù thường hay bỏ qua, nhưng chế độ ăn uống cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao bị mất ngủ. Trong đó, thức ăn, nước uống chứa các chất sau có thể gây mất ngủ:
– Caffeine: chất kích thích tồn tại trong cơ thể hàng giờ liền khiến bạn khó ngủ, thậm chí trở thành nguyên nhân mất ngủ khi sử dụng vào buổi chiều và tối.
– Rượu: đừng nghĩ đây là liều thuốc an thần giúp bạn cảm thấy buồn ngủ. Rượu thực sự có thể khiến giấc ngủ của bạn tồi tệ hơn bằng cách làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ và gây ra tình trạng ngủ rời rạc, không hồi phục.
– Ăn các bữa ăn chính và thức ăn cay nóng trước khi đi ngủ: có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa gây ra nguyên nhân mất ngủ.
2.5. Mất ngủ do rối loạn sức khỏe tinh thần
Các tình trạng sức khỏe tinh thần như lo lắng, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực thường là nguyên nhân gây mất ngủ nghiêm trọng. Người ta ước tính rằng 40% những người mất ngủ bị rối loạn sức khỏe tâm thần.
Ngược lại, các nghiên cứu chỉ ra rằng mất ngủ cũng có thể làm trầm trọng các vấn đề rối loạn lo âu, thậm chí làm tăng nguy cơ tự tử ở những người bị trầm cảm.
2.6. Mất ngủ do bệnh lý nền
Cơ thể có bệnh lý nền cũng nằm trong các nguyên nhân gây mất ngủ. Điển hình như tiểu đường tuýp II là một phần nguyên nhân cơ bản của chứng mất ngủ. Hay các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc hệ thần kinh cũng gây khó khăn cho giấc ngủ dẫn đến chứng mất ngủ tạm thời hoặc mãn tính.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn tuổi dễ gây các tình trạng khó ngủ kéo dài.
2.7. Mất ngủ do thuốc
Nguyên nhân mất ngủ có thể do tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Ví dụ như thuốc huyết áp, thuốc chống hen suyễn, thuốc chống trầm cảm… Một số loại thuốc điều trị gây buồn ngủ ban ngày và thay đổi lịch trình ngủ bình thường của một người.
2.8. Mất ngủ do độ tuổi
Độ tuổi cũng là nguyên nhân mất ngủ phổ biến. Khoảng 30-48% người lớn tuổi thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ. Họ dành ít thời gian hơn cho giấc ngủ REM khiến giấc ngủ không ngon giấc và khó đi vào giấc ngủ.
Nguyên nhân cơ bản là do quá trình lão hóa tự nhiên đã làm giảm hiệu quả của hệ thống kiểm soát nhịp sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Ngoài ra, các chức năng quan trọng của cơ thể cũng bị suy giảm khiến người cao tuổi ngủ không sâu. Điển hình nhất là chức năng thận yếu gây ra chứng hay đi tiểu đêm.
Tóm lại, nếu tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian ngắn, chúng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Nhưng nếu khó ngủ liên tục và kéo dài, chắc chắn ảnh hưởng sức khoẻ và tinh thần hàng ngày. Khi đó, bạn nên đến gặp bác sĩ – người có thể giúp xác định nguyên nhân mất ngủ và đưa ra giải pháp nhé!