Nguyên nhân ngủ ngáy và cách khắc phục

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Khi nói đến ngáy, nhiều người thường xem đây là chủ đề gây cười vì nó xảy ra khá thường xuyên và phổ biến. Tuy nhiên, ít người biết rằng ngủ ngáy không chỉ dừng lại ở việc âm thanh phát ra mà còn là dấu hiệu đáng báo động về sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân ngủ ngáy và cách khắc phục, từ đó cùng cải thiện giấc ngủ và sức khỏe của chính bản thân mỗi người!

1. Ngủ ngáy là bệnh gì?

Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ: vùng họng sau bị hẹp lại. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó.

nguyên nhân ngủ ngáy
Ngủ ngáy chủ yếu thường bắt gặp ở nam giới

Ngủ ngáy là một hiện tượng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu hay gặp ở nam giới, nhất là những người có tình trạng thừa cân hay béo phì. Theo cuộc nghiên cứu trên 2.000 người tại Canada có khoảng hơn 70% là nam giới ngáy khi ngủ và hơn 50% là nữ giới. Theo một nghiên cứu khác, khoảng 20% đàn ông dưới 30 tuổi có ngủ ngáy. Tỷ lệ này là 50% ở đàn ông trên 50 tuổi.

2. Nguyên nhân ngủ ngáy

Nguyên nhân ngủ ngáy ở mỗi người là khác nhau, tìm hiểu được nguyên nhân ngủ ngáy đằng sau sẽ giúp bạn có thể tìm ra các giải pháp phù hợp để có một giấc ngủ sâu và yên tĩnh hơn, cho cả bản thân và người bên cạnh.

Các nguyên nhân ngủ ngáy phổ biến thường là:

 Tuổi tác

Khi bước vào độ tuổi trung niên, cổ họng trở nên hẹp hơn và trương lực cơ trong cổ họng giảm chính là nguyên nhân ngủ ngáy. 

nguyên nhân ngủ ngáy
Nguyên nhân ngủ ngáy bao gồm việc bước vào độ tuổi trung niên
 

 Mắc bệnh dị ứng, nghẹt mũi hay đường thở trong mũi bị tắc

Do dị ứng hoặc viêm xoang. Một số người chỉ ngáy trong mùa dị ứng hoặc khi bị nhiễm trùng xoang. Các dị tật mũi như vách ngăn lệch hoặc polyp mũi cũng có thể gây ra tắc nghẽn đường thở, khiến ngủ ngáy xuất hiện.

Nguyên nhân ngủ ngáy do các vấn đề trong cơ vùng họng và cơ lưỡi (một số dị tật bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài)

Họng hẹp, hở hàm ếch, phì đại tuyến giáp và các thuộc tính vật lý khác từ cơ vùng họng và cơ lưỡi góp phần gây nên nguyên nhân ngủ ngáy. Những nguyên nhân ngủ ngáy này thường là do di truyền.

 Viêm VA, amidan quá to hoặc hạch họng lớn 

Viêm Amidan mãn tính làm cho hai tuyến Amidan sưng lên quá to, có khi gần nhau ở đường giữa họng. Do đó, không khí đi qua vùng này bị cản trở nên phát ra tiếng ngáy.

 Vòm miệng, lưỡi gà dài 

Vòm miệng và lưỡi gà dài có thể làm thu hẹp khoảng trống từ mũi đến cổ họng. Các cấu trúc giải phẫu này rung lên và va chạm với nhau khiến đường thở bị tắc và gây ra tiếng ngáy.

 Tình trạng thừa cân béo phì

Mô mỡ và trương lực cơ kém góp phần tạo nên nguyên nhân ngủ ngáy. Nói chung, ngay cả khi bạn không thừa cân, việc mang vác quá nặng chỉ quanh cổ hoặc họng cũng có thể gây ra chứng ngáy.

 Hút thuốc lá, uống rượu, ngủ nghỉ không điều độ

Uống rượu, hút thuốc và một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc an thần như lorazepam (Ativan) và diazepam (Valium), có thể làm tăng giãn cơ dẫn đến ngáy nhiều hơn. Ngủ nghỉ không điều đồ, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến giãn cổ họng, là một trong những nguyên nhân ngủ ngáy.

 Vị trí ngủ

Nằm ngủ ở tư thế ngửa sẽ khiến cho lưỡi và hàm miệng bị tụt ra phía sau làm hẹp đường thở. Khi nằm ngủ gối đầu cao gây gập cổ cũng dẫn đến tình trạng ngủ ngáy.

nguyên nhân ngủ ngáy
Nguyên nhân ngủ ngáy đến từ việc ngủ sai tư thế

 Tình trạng ngưng thở khi ngủ

Ngáy cũng có thể liên quan với tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ. Trong trường hợp nghiêm trọng này, các mô họng ngăn chặn một phần hoặc hoàn toàn đường thở, gây ngáy. Ngủ ngáy bình thường không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn nhiều như chứng ngưng thở khi ngủ, vì vậy nếu bạn đang bị mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, thì đó có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ hoặc một vấn đề về hô hấp khác liên quan đến giấc ngủ.

3. Các cấp độ ngủ ngáy

Triệu chứng ngáy ngủ có thể chia làm 3 cấp độ: 

Cấp độ 1: ngáy ít, tiếng ngáy không to và khi nằm nghiêng sẽ ngừng ngáy.

Cấp độ 2: ngáy vừa phải, ngáy to hơn và khi nằm ngủ ở tư thế nghiêng sẽ hết ngáy.

Cấp độ 3: ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ và kèm theo triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi. Mức độ này có thể nguy hiểm tới bệnh nhân.

4. Tác hại của ngủ ngáy

Nếu bạn thường xuyên ngáy vào ban đêm, nó sẽ làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ của bạn – dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày, cáu kỉnh và gia tăng các vấn đề sức khỏe. Và  tiếng ngáy của bạn có thể khiến người bên cạnh mất ngủ và khó chịu, dẫn đến việc tạo ra các vấn đề lớn trong mối quan hệ.

nguyên nhân ngủ ngáy
Ngủ ngáy làm gián đoạn giấc ngủ và gây khó chịu cho người bên cạnh

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc ngủ ngáy có mối tương quan chặt chẽ với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: đột quỵ, các bệnh tim mạch, tình trạng thừa cân béo phì, đau đầu, thiếu ngủ, giảm ham muốn tình dục… 

Người ngáy thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động. Từ đó khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung. Cuối cùng lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, ngủ ngáy là một trong những nguyên nhân gây đau đầu mãn tính. Các nhà nghiên cứu cho rằng những người ngáy khi ngủ đối mặt với nguy cơ đau đầu cao gấp 3 lần so với người không ngủ ngáy.

Bắt đầu có dầu hiệu ngủ ngáy ở phụ nữ khi mang thai sẽ tăng nguy cơ bị tiền sản giật và cao huyết áp.

Ở trẻ em, ngủ ngáy ngoài việc cản trở sự phát triển trí não ở trẻ còn có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị ngừng thở và tử vong. Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ còn dẫn đến tình trạng trẻ bị ngừng thở khi ngủ có thể nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, với trẻ bị ngủ ngáy trẻ cũng dễ mệt mỏi, khó tập trung học hành do thường xuyên bị thức giấc giữa đêm. Hệ tim mạch của trẻ cũng vì thế mà sẽ bị tổn thương sau một thời gian dài.

5. Các biện pháp hạn chế, khắc phục ngủ ngáy

Có rất nhiều phương pháp đã được chứng minh có khả năng giúp loại bỏ chứng ngáy ngủ. Tuy nhiên, không phải nó phù hợp với tất cả mọi người. Vì vậy, để hạn chế và khắc phục chứng ngủ ngáy đòi hỏi sự kiên nhẫn, thay đổi lối sống và sẵn sàng thử nghiệm các giải pháp khác nhau. Theo dõi tình trạng ngủ ngáy của bạn thường xuyên để giúp bản thân xác định nguyên nhân ngủ ngáy, điều gì khiến nó trở nên ngày tồi tệ hơn và làm thế nào để ngăn chặn nó.

 Các biện pháp không dùng thuốc:

Một số biện pháp dùng trước khi đi ngủ: Cách thông dụng nhất được mọi người áp dụng tại các gia đình là thay đổi tư thế ngủ, nâng cao đầu, từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng. Tắm trước khi đi ngủ và giữ độ ẩm phòng ngủ thường xuyên cũng là những mẹo khắc phục nguyên nhân ngủ ngáy. Ngoài ra, có thể thử một số thiết bị chống ngủ ngáy được sản xuất trên thị trường và thông mũi (rửa nước muối, bình xịt mũi, thuốc thông mũi hoặc miếng dán thông mũi..) để giúp bạn thở dễ dàng hơn khi ngủ. Nếu bị dị ứng, hãy giảm bụi và lông thú cưng trong phòng ngủ hoặc sử dụng thuốc trị dị ứng.

Chú trọng các biện pháp cải thiện sức khỏe:  Ngủ đủ giấc, tập thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn. Tránh ăn nhiều vào buổi tối, cẩn thận với những gì bạn ăn trước khi đi ngủ vì có nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều bữa hoặc tiêu thụ một số thực phẩm như sữa hoặc sữa đậu nành trước khi đi ngủ có thể làm cho chứng ngủ ngáy tồi tệ hơn. Giảm cân, cai hút thuốc lá, tránh uống rượu, thuốc ngủ và thuốc an thần để mang đến một giấc ngủ ngon cho bạn. Ngoài ra, tập thể dục nói chung cũng có thể làm giảm ngáy ngủ, ngay cả khi nó không dẫn đến giảm cân.

nguyên nhân ngủ ngáy
Tập các thói quen cải thiện sức khỏe để hạn chế việc ngủ ngáy

 Điều trị y tế chứng ngủ ngáy cấp độ nặng: 

Nếu đã thử các giải pháp trên mà không thành công, đừng từ bỏ hy vọng, những lựa chọn y tế sẽ giúp ích cho bạn. Nếu kèm với chứng ngưng thở khi ngủ, phác đồ điều trị được các thầy thuốc khuyến nghị gồm có:

  • Cho bệnh nhân thở oxy hoặc thở máy với áp lực dương liên tục trong khi ngủ.
  • Các thiết bị dùng trong miệng.
  • Trong trường hợp không có kết quả, bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật mở rộng đường họng, chích cuống họng, cuống lưỡi, cắt amidan, cắt ngắn những phần mô thừa trong cổ họng để tăng cường lưu thông đường hô hấp.
  • Mổ Laser 
  • Cắt bỏ mô bằng tần số sóng
  • Cấy vòm miệng

Ngủ ngáy gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến bản thân mà còn cả những người thân yêu bên cạnh. Tuy nhiên, không phải là không có biện pháp khắc phục và hạn chế chúng. Hy vọng bài viết trên đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn về nguyên nhân ngủ ngáy và những giải pháp phù hợp cho chứng mất ngủ!

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ