mẹo chữa giật mình khi ngủ

Bật Mí Nguyên Nhân Và Mẹo Chữa Giật Mình Khi Ngủ

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Giật mình khi ngủ không phải là chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thực hiện các mẹo chữa giật mình khi ngủ dưới đây để ngăn hiện tượng này làm gián đoạn giấc ngủ của mình. 

Bạn đã từng thấy mình chìm vào giấc ngủ rồi, nhưng lại bị đánh thức bởi một cơn co giật toàn thân? Đừng quá lo lắng, bởi vì bạn nằm trong số khoảng 60 – 70% người thường xuyên gặp hiện tượng giật mình khi ngủ. Cùng khám phá nguyên nhân và cách chữa chứng giật mình thông qua bài viết này nhé! 

1. Triệu chứng giật mình khi ngủ 

Giật mình khi ngủ là một hiện tượng tự nhiên và rất phổ biến. Cho nên, các triệu chứng của tình trạng này không phải là dấu hiệu cảnh báo của bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào. Đây chỉ đơn giản là những thứ bạn có thể trải nghiệm trong giấc ngủ của mình. Bao gồm: 

– Giật mạnh cơ bắp hoặc toàn cơ thể.

– Cảm giác như đang rơi tự do.

– Mắt cảm thấy có đèn flash chớp tắt mạnh. 

– Ảo giác như đang nhảy xuống hoặc vấp ngã, bước hụt chân. 

– Thở gấp, tim đập loạn nhịp và đổ mồ hôi. 

mẹo chữa giật mình khi ngủ
Giật mình khi ngủ có thể khiến toàn bộ cơ thể đột ngột giật mạnh.

Độ mạnh của cơn giật có thể thay đổi. Đa phần chúng ta không thể nhận biết được các cơn co giật nhẹ nếu không được kể lại thông qua người nằm cạnh. Chỉ khi các cơn co thắt đủ mạnh mới khiến chúng ta giật mình và tỉnh giấc. 

2. Nguyên nhân giật mình khi ngủ 

Trong hầu hết các trường hợp, không có nguyên nhân rõ ràng gây ra chứng giật mình khi ngủ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các lý do dễ dẫn đến giật mình khi ngủ hơn bình thường dưới đây:

Lo lắng và căng thẳng

Những suy nghĩ lo lắng, căng thẳng có thể khiến não bộ liên tục hoạt động, ngay cả khi các cơ bắp cố gắng thư giãn để chìm vào giấc ngủ. Một bộ não tỉnh táo  sẽ phát ra tín hiệu “cảnh báo” các cơ và gây ra hiện tượng giật mình. Vì vậy, con người có thể dễ thức giấc hơn khi những cơn co giật cơ không tự chủ này xảy ra. 

Caffeine và chất kích thích

Caffeine và nicotine có trong thuốc lá và cà phê ảnh hưởng đến khả năng chìm vào giấc ngủ tự nhiên. Các chất kích thích này ngăn não bộ thực hiện giai đoạn ngủ sâu, thay vào đó làm gia tăng tần suất các cơn giật mình ban đêm. 

giật mình khi ngủ nên làm sao
Caffeine và chất kích thích gián đoạn giấc ngủ và tăng các cơn giật mình trong đêm.

Hoạt động thể chất 

Hoạt động thể chất hàng ngày giúp bạn ngủ ngon hơn, nhưng tập thể dục quá gần giờ đi ngủ thì gây ra tác dụng ngược. Chúng khiến cơ thể khó thư giãn và phục hồi kịp dù đang trong thời gian cho giấc ngủ. Sự kích thích quá mức này có thể gây ra những cơn giật mình khi chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang trạng thái ngủ. 

Giả thuyết tiến hóa

Nhiều giả thuyết cho thấy nguồn gốc của hiện tượng ngủ giật mình bắt nguồn từ tổ tiên tiến hóa của chúng ta. Động tác giật mình tương tự như cách loài linh trưởng điều chỉnh lại vị trí ngủ để không bị rơi ra khỏi cây hoặc bị thương trong khi ngủ. 

3. Một số mẹo chữa giật mình khi ngủ 

Tránh caffeine

Các thực phẩm chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê, trà và sô cô la có thể giúp cơ thể tỉnh táo để bắt đầu ngày mới. Nhưng tiêu thụ caffein vào cuối ngày sẽ kích thích cơ thể và não bộ khiến bạn khó chuyển sang ngủ sâu. Cho nên, cố gắng giảm mức tiêu thụ caffeine tổng thể trong ngày, đặc biệt là vào buổi chiều và buổi tối nhé!

tránh sử dụng caffeine trước khi đi ngủ
Tránh caffeine và chất kích thích sau buổi chiều sẽ giúp giấc ngủ không bị gián đoạn.

Tránh các chất kích thích

Ngoài caffeine, bạn cũng nên hạn chế lượng chất kích thích khác như nicotine và cồn sử dụng trong ngày, đặc biệt là sau buổi trưa. Uống một ly rượu vang trước khi ngủ có thể giúp bạn ngủ nhanh. Nhưng nhiều khả năng bạn sẽ giật mình, ngủ không yên giấc và khó thức dậy vào sáng hôm sau. 

Tập thể dục sớm hơn

Tập thể dục sớm hơn giúp cơ thể có nhiều thời gian để thư giãn và xả hơi trước khi đi ngủ. Nếu bạn không thể sắp xếp thời gian, hãy cố gắng chỉ tập các bài tập cường độ thấp vào buổi tối, chẳng hạn như pilates hoặc yoga.

Tập thể dục sớm hơn để cơ thể có thời gian thư giãn và phục hồi trước khi ngủ.

Áp dụng các thói quen tốt cho giấc ngủ

Trong 30 phút trước khi đi ngủ, bạn nên ngắt kết nối với công nghệ, tắt đèn và thả lỏng tâm trí. Thói quen giảm thiểu ánh sáng xanh và thư giãn này sẽ giúp bộ não của bạn chuẩn bị sẵn sàng cho giấc ngủ sâu và không bị làm phiền với giật mình.

Bài tập thở 

Khi nằm ở trên giường, hít vào trong 10 nhịp, giữ trong 5 nhịp và thở ra chậm trong 10 nhịp. Thực hiện bài tập này nhiều lần để giúp làm chậm nhịp tim, não và nhịp thở trước khi chìm vào giấc ngủ. 

Tóm lại, điều quan trọng cần nhớ là trải nghiệm giật mình khi ngủ không có nghĩa bạn đang mắc một tình trạng bệnh tiềm ẩn. Hãy thử bắt đầu làm theo các mẹo thay đổi trong lối sống trên để giảm thiểu số cơn giật mình khi ngủ nhé!

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ