trẻ sơ sinh ngủ ít

Những Lý Do Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ít Và Cách Khắc Phục

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Ngủ không sâu giấc không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ mà còn khiến những bậc cha mẹ lo lắng và mệt mỏi. Thông qua bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn về vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ít cũng như có được những cách khắc phục hiệu quả giấc ngủ cho bé.

Chứng ít ngủ ở trẻ sơ sinh

“Mất ngủ do hành vi ” là một dạng của việc trẻ sơ sinh ngủ ít, đề cập đến các vấn đề do trẻ không chịu đi ngủ hoặc do trẻ phụ thuộc vào việc chăm sóc kéo dài hoặc công phu để có thể ngủ vào ban đêm (Mindell và cộng sự 2006).

 

Trẻ sơ sinh ít ngủ không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ mà còn khiến những bậc cha mẹ lo lắng và mệt mỏi.

Tác hại của việc ngủ ít ở trẻ

Trẻ thiếu ngủ khó đánh thức hơn: Trong một thử nghiệm trên trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi, các nhà nghiên cứu cho trẻ sơ sinh ngủ ít đi trong một thời gian ngắn, sau đó cố gắng đánh thức chúng bằng những tiếng ồn trắng. So với phản ứng của chúng trong điều kiện kiểm soát (không thiếu ngủ), trẻ cần một tiếng ồn lớn hơn mới có thể  thức giấc được (Franco và cộng sự 2004).

Khả năng điều tiết cảm xúc kém: Khi trẻ thiếu ngủ, bé sẽ bắt đầu bộc lộ những cảm xúc tiêu cực ra bên ngoài. Trong một nghiên cứu thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cố tình làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ 14 tháng tuổi trong một phòng thí nghiệm. Ngày hôm sau, những đứa trẻ này có biểu hiện “điều tiết cảm xúc” kém hơn, tức là chúng khó phục hồi sau những cảm xúc tiêu cực (Theo Montgomery-Downs và Goyal 2006). 

Một nghiên cứu khác về trẻ mẫu giáo cũng cho thấy rằng những đứa trẻ ngủ ít hơn sẽ khó làm quen được với các bạn đồng trang lứa hơn. Bé sẽ có kỹ năng xã hội kém hơn đồng thời cho thấy sự hiểu biết yếu hơn về nguyên nhân của cảm xúc (Vaughn và cộng sự 2015).

trẻ sơ sinh ít ngủ

 

Những bé sơ sinh ngủ ít sẽ có khả năng điều tiết cảm xúc kém.

Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Trẻ sơ sinh ngủ ít và bị thiếu ngủ ngắn hạn dẫn đến việc rối loạn nhịp thở khi ngủ nhiều hơn, bao gồm cả chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (Canet và cộng sự 1985). Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau và làm tăng nguy cơ SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). 

Trẻ nhạy cảm hơn với những cơn đau: Tình trạng mất ngủ ngắn hạn ảnh hưởng đến phản ứng cảm xúc của trẻ. Trẻ em ngủ ít hơn các bạn cùng lứa tuổi ở độ tuổi 3 tháng có nguy cơ bị thiếu khả năng tự điều chỉnh khi được 24 tháng tuổi (Morales-Munoz và cộng sự 2020).

Lý do trẻ sơ sinh ngủ ít và cách khắc phục hiệu quả

1. Chưa nhận thức được thời gian 

Một số trẻ bắt đầu ngủ theo lịch trình đảo ngược ngày/đêm. Đó là lý do mà bé ngủ ngon vào ban ngày, nhưng lại thức giấc và bận rộn vào ban đêm. 

Cách khắc phục 

  • Giữ cho trẻ tỉnh táo lâu hơn một chút trong mỗi khoảng thời gian thức dậy trong ngày để tăng nhu cầu ngủ của bé sau đó. Một số chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên chơi với bé vài phút sau khi bú thay vì để bé ngủ.
  • Cho bé ra ngoài trời nắng với điều kiện đã được bảo vệ tốt. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp thiết lập lại đồng hồ bên trong của trẻ. 
  • Để trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày, hãy cố gắng tránh nhất có thể các hoạt động gây buồn ngủ cho bé vào những khoảng thời gian trong ngày. 
  • Duy trì ánh sáng, âm thanh và sự chuyển động ở mức thấp hoặc tắt hẳn vào ban đêm ở những nơi gần khu vực ngủ của em bé. Cần đặt trẻ vào một không gian thoải mái, nhiệt độ thích hợp và yên tĩnh để trẻ dễ ngủ và có giấc ngủ sâu hơn. 

2. Bé đói

Đói là lý do phổ biến khiến trẻ sơ sinh ít ngủ vào ban đêm. Dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ nên không thể chứa được nhiều thức ăn, trẻ cần phải thức dậy để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn đang cho con bú, sữa sẽ được tiêu hóa nhanh chóng vì trẻ sơ sinh không ăn nhiều trong một lần bú cho nên em bé có thể thức dậy vì đói. Trẻ sơ sinh cần ăn để phát triển, vì vậy việc cố gắng thay đổi hoặc đào tạo lại nhu cầu này sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. 

trẻ sơ sinh ngủ ít

 

Đói là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít và thức giấc vào ban đêm.

3. Bé cảm thấy không khỏe

Trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh hoặc dị ứng, mọc răng hoặc bị táo bón. Tất cả những điều đó sẽ khiến trẻ thường xuyên thức giấc vào ban đêm. 

Cách khắc phục

  • Kiểm tra với bác sĩ nhi khoa nếu bạn nghi ngờ bé bị đau hoặc dị ứng. 
  • Sử dụng một số biện pháp tự nhiên có thể giúp ích, chẳng hạn như mát-xa cho bé nếu bé bị đầy hơi.

4. Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm trong mọi vấn đề xung quanh

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình vào ban đêm vì bé khá nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Quá nhiều kích thích trong ngày có thể khiến cho bé bị mất ngủ. Sự kích thích này có thể xảy ra khi bị mọi người véo quá nhiều hay đơn giản chỉ là chơi đùa quá nhiều vào ban ngày. Ngoài ra, việc không thoải mái khi bị ướt tã cũng là một nguyên nhân dễ khiến trẻ không thoải mái và thức giấc vào ban đêm. Hãy kiểm tra bé thường xuyên trước khi đi ngủ để bé có một giấc ngủ ngon nhất nhé!

trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không

 

Kiểm tra và quan tâm đến bé thường xuyên trước khi đi ngủ để bé có một giấc ngủ ngon nhất nhé.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh chỉ thức giấc vào ban đêm trong những giai đoạn ngắn của những tháng đầu đời. Việc trẻ thức giấc vào ban đêm là một cảnh báo dành cho các bà mẹ rằng có điều gì đó trong chế độ ăn của mình không phù hợp với dạ dày của trẻ hoặc là quá nhiều những tác động xung quanh khiến cho em bé khó chuyển sang chế độ nghỉ ngơi. Qua bài viết trên, hy vọng những bậc cha mẹ đã hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ít cũng như có những biện pháp khắc phục hợp lý cho em bé của mình. 

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ