Bỏ Túi Ngay Cách Điều Trị 4 Rối Loạn Giấc Ngủ

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Điều trị rối loạn giấc ngủ là vấn đề nan giải của nhiều người bởi có tới 70% người trưởng thành gặp khó khăn khi ngủ như: khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu,…

Rối loạn giấc ngủ không mang lại ảnh hưởng lập tức cho sức khoẻ nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, tâm lý và sức khỏe thể chất. Tham khảo ngay bài viết này để tìm hiểu về 4 loại rối loạn giấc ngủ thường gặp và cách điều trị phù hợp.

Rối loạn giấc ngủ là gì? Tại sao lại mắc rối loạn giấc ngủ?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi chất lượng giấc ngủ và xáo trộn thời gian ngủ, gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

Rối loạn giấc ngủ là chứng bệnh không hiếm gặp hiện nay và được ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

roi loan giac ngu
Hơn 70% người trưởng thành trong độ tuổi từ 24-35 gặp vấn đề khi ngủ.

Nguyên nhân khách quan

Không gian ngủ là một yếu tố quan trọng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Một không gian ngủ thiếu yên tĩnh, không thoải mái như có quá nhiều tiếng ồn hay bóng đèn quá sáng, gối nệm  không phù hợp, quần áo ngủ với chất liệu chưa thoáng mát,… có thể gián tiếp gây rối loạn giấc ngủ cho chúng ta. 

Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, một số nguyên nhân chủ quan gây rối loạn giấc ngủ có thể là do tư thế ngủ không phù hợp, đặc biệt tư thế nằm sấp sẽ gây khó thở không tốt với người lớn tuổi, phụ nữ có thai.

Ngoài ra, áp lực công việc cùng chế độ ăn uống không lành mạnh như: ăn quá nhiều trước khi ngủ, sử dụng đồ có cồn, caffeine,… khiến tâm lý, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, việc không xây dựng thời gian biểu sinh hoạt khoa học: ngủ bừa bãi, thiếu nghỉ ngơi khi làm việc cũng khiến tâm lý căng thẳng dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. 

Có mấy loại rối loạn giấc ngủ?

Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại rối loạn mất ngủ và dựa vào triệu chứng của mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Nhìn chung, rối loạn giấc ngủ đều gây ra cảm giác mệt mỏi sau khi ngủ dậy và được chia thành 4 loại chính: rối loạn giấc ngủ trước khi ngủ – khó vào giấc ngủ, trong khi ngủ – ngủ không sâu, ngủ ngáy, giật mình, mộng du.

Làm gì để chữa rối loạn giấc ngủ?

Để giải quyết rối loạn giấc ngủ, không ít người dành ra nhiều thời gian, tiền bạc nhưng vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Trước tiên, để điều trị rối loạn giấc ngủ, bạn cần hiểu về triệu chứng từng loại, từ đó sẽ có phương pháp phù hợp.

Chứng khó ngủ, ngủ không sâu

Những dấu hiệu của chứng khó ngủ, ngủ không sâu thể hiện ở trước và trong giấc ngủ rất rõ rệt. Với những người không mắc rối loạn giấc ngủ, thông thường họ mất 10-15 phút để chìm vào giấc ngủ sâu. Ngược lại, với những người khó ngủ sẽ mất hàng giờ đồng hồ mới có thể ngủ do não bộ vẫn hoạt động dù ý thức đã thư giãn một phần. Sau đó, chất lượng giấc ngủ cũng kém, không sâu.

Đây là một chứng không quá nguy hiểm nhưng cần áp dụng cách điều trị phù hợp. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học kết hợp tập thể dục sẽ giúp cơ thể thư giãn dễ dàng hơn vào cuối ngày, từ đó ngủ cũng sâu hơn.

Chứng ngủ ngáy

Ngủ ngáy là vấn đề rất nhiều người gặp phải, nhất là ở những người hút thuốc, người già bởi phần niêm mạc vòng họng va chạm với hơi thở. Ngủ ngáy thường xuất hiện ở 44% nam giới và 28% nữ giới trong độ tuổi 30 – 60.

rối loạn mất ngủ
Ngủ ngáy gây ảnh hưởng tới người xung quanh.

Có nhiều cách trị ngủ ngáy như ngậm chanh hay uống thuốc. Tuy nhiên, những phương pháp này gây bất tiện khi ngủ. Tư thế nằm nghiêng – một trong những cách hiệu quả hỗ trợ cải thiện chứng ngủ ngáy sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon hơn, không làm ảnh hưởng những người xung quanh.

Chứng giật mình khi ngủ

Vào giai đoạn trước khi ngủ sâu, cơ thể thư giãn hoàn toàn, đặc biệt là các khối cơ – bắp chân- bắp tay. Việc giật mình trước khi ngủ là không hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng giật mình trong giấc ngủ lại xuất hiện nhiều và ảnh hưởng tới giấc ngủ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người già. Trong hai độ tuổi này, thần kinh non hoặc già yếu dễ ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài: âm thanh, ánh sáng,… nên rất dễ giật mình.

Để giảm chứng giật mình khi ngủ, việc sử dụng một chiếc gối tựa hay gối ôm chất lượng cùng với một không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái sẽ khắc phục được 90% tình trạng này. Ngoài ra, các dưỡng chất như canxi, magie, kali cũng giúp phòng ngừa những tác động đến dây thần kinh, làm giảm giật mình, có thể bổ sung qua thực phẩm chức năng hoặc trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Mộng du

Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em. Khi đang ngủ, người mắc mộng du có thể ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng,…

Cách điều trị chứng mộng du thường khó hơn so với một số chứng rối loạn giấc ngủ nói trên. Thông thường, người bệnh nên được ngủ trong không gian an toàn, không có nhiều đồ đạc hay đồ sắc nhọn. Ngoài ra, việc thư giãn, tập luyện thể dục sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tâm lý để giảm thiểu chứng mộng du. Bên cạnh đó,, những bệnh nhân mắc mộng du ở mức độ nặng cần đến bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp và cần có người thân bên cạnh khi ngủ để theo dõi hành vi cũng như giảm những tai nạn khi ngủ.

Cần lưu ý gì khi điều trị rối loạn mất ngủ tại nhà?

Từ xưa đến nay có rất nhiều vị thuốc dân gian chữa mất ngủ, khó ngủ hiệu quả như việc sắc nước, uống trà hay bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày như một số nguyên liệu đơn giản dễ tìm – hạt sen, hạt kỳ tử, hoa cúc, gừng,…

Tuy nhiên, hiện nay đa số người trưởng thành thường bận rộn với công việc, ít có thời gian tự chuẩn bị nên thường chọn lựa những loại thuốc, thực phẩm đóng gói sẵn. Vì vậy, việc chọn lựa kỹ càng từ nhà cung cấp uy tín là vô cùng quan trọng. 

Rối loạn giấc ngủ sẽ được cải thiện nhờ vào việc vận động cơ thể một cách phù hợp, đều đặn. 

roi loan giac ngu
Yoga là một phương pháp chữa rối loạn mất ngủ hiệu quả.

Cuối cùng, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ, nghe theo những đơn thuốc không rõ nguồn gốc để tránh tiền mất tật mang. 

Nếu bạn áp dụng những cách trên mà chưa điều trị được chứng rối loạn giấc ngủ thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lộ trình điều trị phù hợp. Mong rằng trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon hơn để chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện hơn mỗi ngày. 

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ