6 Tác hại nguy hiểm của mất ngủ bạn nên lưu ý

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Giấc ngủ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chứng mất ngủ lại là một vấn đề về giấc ngủ khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 30 trở lên. Nhiều người còn xem nhẹ tác hại của mất ngủ. Về lâu dài, mất ngủ có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc và nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Tìm hiểu về các tác hại nguy hiểm của chứng mất ngủ là thực sự cần thiết để bạn có thể quan tâm hơn đến chất lượng giấc ngủ của mình và những người xung quanh.

Mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh béo phì

Mất ngủ là một chứng rối loạn về giấc ngủ khá phổ biến. Tuy nhiên, không mấy ai xem nó như một căn bệnh vì các triệu chứng và hậu quả trong ngắn hạn không được biểu hiện rõ rệt hoặc không mấy nguy hiểm. Song, mất ngủ trong thời gian dài có thể gây ra những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Và béo phì là một trong những tác hại của mất ngủ.

dấu hiệu mất ngủ

Mất ngủ trong thời gian dài có thể là nguyên nhân của các căn bệnh nguy hiểm

 Phần lớn mọi người cho rằng, ngủ là lúc cơ thể trong trạng thái tĩnh, không vận động và tiêu tốn năng lượng nên ngủ ít đi thì có thể cân nặng cũng giảm. Tuy nhiên, trong thực tế hoàn toàn ngược lại, mất ngủ có thể dẫn đến bệnh béo phì ở người lớn và trẻ em. Theo nghiên cứu của Hasler và cộng sự vào năm 2004, đến 27 tuổi, các cá nhân có thời gian ngủ ngắn (ít hơn 6 giờ/ngày) có khả năng chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn gấp 7,5 lần so với người ngủ đủ giấc. 

Ngoài các dẫn chứng thực nghiệm nói trên, một số nghiên cứu khoa học  cũng khám phá ra rằng mất ngủ hoặc thiếu ngủ dẫn đến Hoocmon Leptin (một loại Hoocmon tiết ra nhằm ngăn cản cảm giác thèm ăn) giảm dần, thay vào đó Hoocmon Ghrelin (Hoocmon kích thích sự thèm ăn) tăng lên nhiều hơn so với lượng cần thiết. Nói cách khác, thay vì nạp năng lượng hữu ích qua giấc ngủ, bạn sẽ cung cấp thêm nhiều chất không cần thiết thông qua những bữa ăn của mình.

Bên cạnh đó, béo phì và mất ngủ có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Khi một người bị béo phì, mỡ trong máu nhiều có thể tác động làm đường thở bị thu hẹp, gây tắc nghẽn đường thở khi ngủ. Vì thế, bạn có thể bị gián đoạn giấc ngủ bởi căn bệnh béo phì.

Mất ngủ có liên quan đến căn bệnh tiểu đường

Nhìn chung, người trưởng thành cần khoảng 7 – 9 tiếng để ngủ về đêm. Nếu không đảm bảo về thời gian và chất lượng giấc ngủ trong dài hạn, bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường.

Không ngủ đủ giấc có thể làm suy giảm lượng Hoocmon cần thiết cho cơ thể, và một trong số đó là Hoocmon Insulin – có tác dụng kích thích tế bào hấp thụ, giúp tiêu thụ lượng đường huyết. Sự suy giảm Insulin này sẽ làm tăng lượng đường trong máu, là tiền đề cho căn bệnh tiểu đường. Trong nghiên cứu vào năm 2005, người lớn (ở tuổi trung niên trở lên) thiếu ngủ (chỉ ngủ 5 tiếng/ngày) có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 2,5 lần so với những người đã ngủ 7 – 8 giờ mỗi đêm. 

Mất ngủ ảnh hưởng đến não bộ 

Ngủ đủ giấc không chỉ được đo lường bằng thời gian, chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn có được một tinh thần sảng khoái đón chào một ngày mới, năng suất trong công việc được tăng cao. Nếu không duy trì ngủ đủ giấc có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi của cơ thể sau một ngày dài. 

Mất ngủ trong thời gian ngắn sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của con người. Không ngủ hoặc thiếu ngủ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, thiếu năng lượng để làm việc và học tập. 

Tác hại của mất ngủ không chỉ khiến quá trình cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể bị ngưng trệ mà còn tạo ra những Hoocmon có hại cho cơ thể chẳng hạn như Hoocmon Cortisol gây ra sự căng thẳng và áp lực cao.

ngủ ít có tác hại gì

Mất ngủ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thiếu năng lượng

Tác hại của mất ngủ khiến não bộ không được nạp đủ năng lượng, giống như một chiếc xe thiếu xăng, xử lý thông tin vô cùng chậm chạp làm bạn không thể tập trung cao độ vào việc mình đang làm, hiệu quả làm việc giảm sút. 

Bên cạnh đó, một giấc ngủ sâu và chất lượng giúp cơ thể  tự động trẻ hóa lại các hệ thống thần kinh, lên dây cót giúp bạn tỉnh táo, sẵn sàng để tiếp nhận thêm nhiều thông tin ngày mới. Mất ngủ đồng nghĩa với việc hệ thống thần kinh không được phục hồi, dẫn đến rối loạn não bộ và suy giảm trí nhớ. 

Mất ngủ gây ra những căn bệnh về thần kinh, tâm lý

Chứng mất ngủ không được phát hiện trong thời gian dài có thể gây ra ảo giác tiêu cực và sự căng thẳng cho con người. Tâm lí của bạn sẽ căng như dây đàn, dễ bị kích động hơn khi đang trong trạng thái thiếu ngủ. Nghiêm trọng hơn bạn sẽ mắc phải những căn bệnh về tâm lý, thần kinh như trầm cảm, Parkinson hay Alzheimer.

Sau khi thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm trên 3.000 học sinh trung học, một số kết luận của các nhà nghiên cứu vào thập niên 90 của thế kỉ XX cho thấy rằng ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân  gây ra sự lo lắng, cáu gắt, dẫn đến hành vi sử dụng nhiều chất kích thích (rượu, bia,..), gây ra căn bệnh trầm cảm và nghiêm trọng hơn là hành vi tự tử. Thiếu ngủ làm quá trình tuần hoàn máu và oxy lên não bộ diễn ra vô cùng khó khăn. Thần kinh bị căng thẳng, về lâu dài, bạn sẽ có cảm giác mọi thứ xung quanh đều không an toàn, khó chịu trong người, cáu gắt với người khác và chán ghét cuộc sống này. Vì thế, các vấn đề dù bình thường cuộc sống nhưng đối với bạn lại trở nên cực kì tiêu cực. Bạn có thể dần khép kín và mắc phải căn bệnh trầm cảm.

tác hại của việc mất ngủ

Mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm

Hơn nữa, giấc ngủ ngon giúp con người trẻ hóa lại cơ chế hoạt động của các cơ quan. Tác hại của mất ngủ có ảnh hưởng ngược lại, có thể gây ra những căn bệnh tuổi già ở người trưởng thành như Alzheimer (một căn bệnh về thoái hóa thần kinh, gây suy giảm trí nhớ và nhận thức nhẹ), hoặc Parkinson (rối loạn thần kinh trung ương, gây khó khăn khi vận động).

Mất ngủ ảnh hưởng đến tim mạch

Không chỉ mất ngủ mà ngủ quá nhiều so với thời gian cần thiết cũng gây ảnh hưởng đến quá trình tim duy trì các hoạt động trong cơ thể. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, ở những người đàn ông khỏe mạnh không có bệnh lý, mất ngủ hay ngủ không đủ giấc chỉ từ 3 – 6 tiếng trong một đêm có thể dẫn đến huyết áp tăng cao hơn nhiều so với một người ngủ đủ giấc. Ở điều kiện như nhau, người ngủ không đủ giấc (ít hơn 5 tiếng/ngày) có nguy cơ mắc phải những vấn để về tim mạch cao hơn 45% so với người ngủ đủ giấc. Các vấn đề về tim mạch mà người mất ngủ hay thiếu ngủ trong thời gian dài có thể gặp phải là huyết áp cao, đau tim, nặng hơn là nhồi máu cơ tim. 

Đối với người trưởng thành ngủ hơn thời gian cần thiết khoảng 9 tiếng/ngày cũng gây ra những vấn đề về tim mạch tương tự.

dấu hiệu mất ngủ

Mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tim duy trình các hoạt động sống trong cơ thể

Vào năm 2003, các nghiên cứu dịch tễ học khác cũng cho thấy rằng tỷ lệ tử vong vì mất/thiếu ngủ chủ yếu liên quan đến các giấc ngủ xuất hiện cơn đau tim cấp tính.

Mất ngủ tăng tỉ lệ tử vong

Người ta ước tính rằng 50 đến 70 triệu người Mỹ mắc chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tuổi thọ của họ. Nghiên cứu lớn nhất của Mỹ về mối liên hệ về tử vong và giấc ngủ cho thấy thời gian ngủ càng ngắn thì tỷ lệ tử vong càng cao. Ngủ khoảng 5 tiếng/ngày hoặc ít hơn có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong tăng lên khoảng 15% so với những người ngủ đủ giấc. 

Mất ngủ trong thời gian dài có thể gây tử vong do chứng mất ngủ có tính gia đình (FFI) – tử vong vì đột biến trong nhiễm sắc thể trội trong gen PrP. Đột biến này dẫn đến sự sản xuất quá mức protein prion có thể dẫn đến căn bệnh xốp não lây truyền (Prion). Khi mắc bệnh, bạn sẽ có các triệu chứng như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi, giảm nhận thức, tâm thần nhẹ,…Ngoài ra, cơ thể sẽ dần lập trình cái chết cho mình và cái chết sẽ đến sớm hơn khi các chức năng của giấc ngủ bị hủy bỏ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, một cuộc nghiên cứu với quy mô lớn (83 nghìn – 1.1 triệu người) về mối quan hệ giữa thời gian dành cho giấc ngủ và tuổi thọ của người trưởng thành được thực hiện. Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát và theo dõi giấc ngủ của các đối tượng trong 6 – 14 năm. Kết quả cho thấy rằng ở những người có chung độ tuổi và có điều kiện sống như nhau, giấc ngủ càng ngắn, tuổi thọ trung bình càng giảm.

Thế giới ngày càng phát triển về công nghệ số, Internet giúp con người có thể làm nhiều việc xuyên đêm. Điều này kích thích nhiều người trưởng thành thay đổi giờ sinh học để phù hợp với công việc của mình. Giấc ngủ dần trở nên không còn quan trọng thậm chí là tốn thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài, sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ bị đe dọa bởi những tác hại mà mất ngủ gây ra. Nắm rõ những tác hại của mất ngủ để nhắc nhở bản thân chăm sóc thật tốt cho giấc ngủ của mình. Một giấc ngủ ngon là thật sự cần thiết để bạn duy trì sức khỏe và tăng năng suất trong công việc.

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ