Nghiến răng xảy ra kể cả khi thức lẫn ngủ, nhưng mọi người ít biết rằng tại sao ngủ lại nghiến răng. Điều quan trọng là phải biết nguyên nhân và triệu chứng của nghiến răng để tìm cách chữa trị phù hợp.
Hầu hết, chứng nghiến răng nhẹ có thể không cần điều trị. Nhưng ở một số người, chứng nghiến răng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng đến mức dẫn đến rối loạn hàm, đau đầu, răng bị hư hại… Cho nên, cần tìm hiểu tại sao ngủ lại nghiến răng và nguyên nhân nghiến răng khi ngủ để giảm tác động của nó đến răng và hàm.
1. Vì sao ngủ hay nghiến răng lại nguy hiểm?
Mặc dù nghiến răng phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, còn người lớn thì không cần điều trị chuyên sâu khi tần suất ít, nhưng nhìn chung chúng vẫn tiềm ẩn nguy hiểm.
Để dễ hình dung tại sao nghiến răng khi ngủ nguy hiểm, bạn cần biết những hậu quả lâu dài cho răng và hàm. Răng có thể bị đau nhức, bào mòn, thậm chí đến các vật liệu trám răng và cấy ghép cũng bị hư hỏng. Nghiến răng còn làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề với khớp nối hàm…
2. Triệu chứng nghiến răng khi ngủ
Bởi vì không thể biết được trong khi ngủ mình đã làm gì, cho nên rất nhiều người thắc mắc ngủ nghiến răng là như thế nào. Bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng, bao gồm:
– Cách dễ nhất để nhận biết là tiếng nghiến răng lớn đánh thức đối tác đang ngủ.
– Răng bị gãy, sứt mẻ hoặc lung lay không rõ nguyên nhân.
– Mòn men răng, dần lộ các lớp răng sâu hơn. Cộng thêm nhiều triệu chứng đau hoặc ê buốt răng.
– Sau khi thức dậy, cơ hàm cảm giác mệt mỏi hoặc căng cứng không thể mở hoặc đóng hoàn toàn.
– Đau hoặc nhức xương hàm, cổ hoặc mặt. Đau đầu âm ỉ bắt đầu từ thái dương.
– Cảm giác đau tai, mặc dù nó thực sự không có vấn đề bệnh lý tai – mũi – họng.
– Đôi khi gián đoạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân nghiến răng khi ngủ.
Hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ, nếu có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên để được giải đáp tại sao ngủ lại nghiến răng và cách điều trị phù hợp với bạn.
3. Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ
Các bác sĩ không hoàn toàn hiểu được chính xác nguyên nhân tại sao ngủ lại nghiến răng, nhưng có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố thể chất, tâm lý và di truyền. Thường không thể xác định được nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ duy nhất, mà bao gồm nhiều yếu tố như sau:
– Stress: một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trả lời vì sao lại nghiến răng khi ngủ. Cắn chặt răng khi đối mặt với những tình huống tiêu cực là một phản ứng phổ biến và điều đó dễ chuyển sang giai đoạn nghiến răng khi ngủ.
– Tuổi tác: Nghiến răng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nó thường biến mất khi trưởng thành. Theo nghiên cứu, chỉ khoảng 8% người trưởng thành trung niên và 3% người lớn tuổi bị nghiến răng khi ngủ.
– Tính cách mạnh mẽ, thích cạnh tranh hoặc dễ kích động thường có nguy cơ mắc chứng nghiến răng cao hơn.
– Di truyền từ thành viên trong gia đình cũng là câu trả lời cho thắc mắc tại sao ngủ lại nghiến răng. Khoảng một nửa số người bị chứng nghiến răng khi ngủ sẽ có một thành viên thân thiết trong gia đình từng trải qua tình trạng này.
– Các hội chứng rối loạn khác cũng liên quan đến tại sao khi ngủ lại nghiến răng. Chẳng hạn như bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD), động kinh, các rối loạn liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
4. Các biến chứng của nghiến răng khi ngủ
Không phải ai bị nghiến răng khi ngủ cũng sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng. Biến chứng lâu dài phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nghiến răng, chế độ ăn uống và các bệnh lý khác. Nếu nằm trong trường hợp nghiến răng nghiêm trọng có thể dẫn đến:
– Đau dữ dội ở đầu, mặt, hàm và căng thẳng tinh thần kéo dài.
– Hậu quả lâu dài đáng kể đến răng và các vật liệu trám răng và cấy ghép cũng có thể bị mài mòn.
– Hỏng bề mặt khớp cắn của răng, đặc biệt là răng hàm. Nó có thể góp phần vào hội chứng khớp thái dương hàm (TMJ), nằm ngay trước tai của bạn, gây ra tiếng lách cách khi bạn mở và đóng miệng.
5. Phương pháp điều trị nghiến răng khi ngủ
Cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân tại sao lại nghiến răng khi ngủ. Không có cách chữa trị hoàn toàn cho bệnh nghiến răng, nhưng có sẵn các lựa chọn để làm giảm các triệu chứng và xử lý nguyên nhân tại sao ngủ lại nghiến răng cơ bản. Bao gồm:
– Sử dụng máng chữa nghiến răng
Nhiều loại miếng hoặc máng ngậm để giảm tổn thương cho răng và hàm có thể xảy ra do nghiến răng khi ngủ. Chúng thường được nha sĩ thiết kế đặc biệt cho miệng của bệnh nhân nhưng cũng được bán không cần kê đơn.
– Áp dụng các liệu pháp tâm lý
Các liệu pháp điều chỉnh lại những suy nghĩ tiêu cực giúp giảm thiểu nguyên nhân tại sao ngủ lại nghiến răng. Cụ thể như là liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT-I), một liệu pháp trò chuyện để cải thiện giấc ngủ cũng có thể giải quyết sự lo lắng căng thẳng. Cải thiện vệ sinh giấc ngủ và sử dụng các kỹ thuật thư giãn cũng mang lại nhiều lợi ích cho việc đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
– Điều trị bằng thuốc
Thuốc chủ yếu giúp giảm chứng nghiến răng khi ngủ. Hầu hết hoạt động bằng cách thay đổi các chất hóa học trong não để giảm hoạt động của cơ liên quan đến quá trình nghiến răng.
Nhưng đa số đều có tác dụng phụ khiến chúng không phù hợp với một số bệnh nhân hoặc khó sử dụng lâu dài. Quan trọng nhất là phải nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cho chứng nghiến răng khi ngủ để hiểu rõ nhất về lợi ích và tác dụng phụ tiềm ẩn.
– Thực hiện can thiệp nha khoa
Khi chứng nghiến răng khiến hàm bị lệch, răng khấp khểnh và không đều, bác sĩ điều trị có thể đề nghị chỉnh lại hàm hoặc lắp niềng răng để điều trị tình trạng này.
Tóm lại, nghiến răng khi ngủ đôi khi có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp bạn vẫn cần tới sự giúp đỡ của nha sĩ và bác sĩ tâm lý. Sau khi nắm rõ nguyên nhân tại sao ngủ lại nghiến răng, bạn sẽ có hướng điều trị phù hợp. Hãy để ý tình trạng cơ thể của mình để kịp thời xử lý tình trạng này trước khi gặp các biến chứng nguy hiểm hơn nhé.