tại sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc Hay Quấy Khóc Về Đêm?

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Cùng tìm hiểu nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay quấy khóc và khám phá những giải pháp giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn.

Hành trình phát triển của những thiên thần nhỏ chắc hẳn mang đến những điều thú vị và mới lạ, đặc biệt là những phản ứng trong giấc ngủ của con. Vì trong những tháng đầu đời, đứa bé có thể dành tối đa ¾ thời gian trong ngày để ngủ. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải nguyên nhân nào cũng gây hại cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và khám phá giải pháp giúp con ngủ ngon giấc hơn nhé!

1/ Chu kỳ ngủ của con ngắn hơn người trưởng thành

Chu kỳ ngủ là vòng lặp giấc ngủ được diễn ra mỗi đêm. Ở người trưởng thành, thời gian tiêu chuẩn dành cho việc ngủ là từ 7 – 8 tiếng/ngày, trong đó 4 – 5 chu kỳ sẽ diễn ra. Đồng nghĩa, mỗi chu kỳ của người trưởng thành kéo dài từ 90 – 120 phút. 

Tuy nhiên, vào những tháng đầu đời, chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn, chỉ vỏn vẹn 0 – 45 phút. Nhưng thời gian dành cho việc ngủ sẽ kéo dài gấp đôi từ 14 – 16 tiếng/ngày. Bên cạnh đó, giấc ngủ của em bé có thể tạo ra những phản ứng lạ khi kết thúc mỗi chu kỳ ngủ khiến bố mẹ lo lắng về giấc ngủ sâu của con.

trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấcTrẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ ngắn nhưng thời gian ngủ kéo dài.

Cuối chu kỳ ngủ của trẻ diễn ra giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) hay còn gọi là giai đoạn ngủ nông. Đúng như tên gọi của REM, các hoocmon tăng trưởng, phát triển não bộ và các kỹ năng vận động sẽ được tiết ra ngay trong lúc ngủ. 

Tại thời điểm này, dù vẫn đang trong giấc nhưng mức sống não của trẻ ở trạng thái tỉnh. Em bé có thể cử động, giật mình tỉnh giấc trong đêm hoặc cất tiếng khóc và sau vài phút sẽ lại bắt đầu một chu kỳ ngủ mới.

2/ Những vấn đề sức khỏe khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Một số vấn đề sức khỏe của con thường được biểu hiện bằng những giấc ngủ không sâu, hay giật mình quấy khóc trong đêm như: 

Về đêm, khi con bất chợt òa khóc kèm theo hành động cầm đôi tai của mình thì có thể con đang ra hiệu rằng đôi tai nhỏ đang gặp phải vấn đề. 

  • Trẻ sơ sinh nặng bụng, đau bụng 

Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc thay đổi thường xuyên công thức pha sữa có thể khiến con đau bụng, tiêu chảy và hay quấy khóc về đêm.

nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấcThay đổi thường xuyên công thức pha sữa có thể khiến con đau bụng, tiêu chảy và hay quấy khóc về đêm. 

  • Con bị sốt, cảm

Sốt, cảm, bị nghẹt mũi cũng là nguyên nhân phổ biến khiến đường thở của trẻ sơ sinh không lưu thông tốt dẫn đến khó thở và tỉnh giấc trong đêm.

  • Trẻ phát ban

Con phát ban có thể vì bị côn trùng cắn, dị ứng với thức ăn, các loại thuốc hoặc là hậu quả của chất hóa học ảnh hưởng đến da từ quần áo và những vật dụng tiếp xúc với trẻ. Phát ban nổi đỏ khắp cơ thể là nguyên nhân phổ biến dẫn đến những cơn sốt dai dẳng. Con nóng ran, ngứa ngáy, khó chịu trong người và không thể tận hưởng một giấc ngủ ngon. 

  • Trẻ mắc hội chứng Colic

Hội chứng này là tên gọi của hiện tượng trẻ sơ sinh xuất hiện các cơn khóc đột ngột, không rõ lý do.

3/ Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn mọc răng

Đến 6 tháng tuổi, những chiếc răng bắt đầu mọc có thể là “cơn ác mộng” của bao đứa trẻ. Ngứa lợi, khó chịu con sẽ cố gắng ngậm, nhai những vật xung quanh hay chính những ngón tay của mình. Hành động này diễn ra thường xuyên làm tổn thương vùng miệng dẫn đến đau nướu và trẻ có những giấc ngủ không ngon. Con thường xuyên thức giấc và quấy khóc trong đêm, có thể kèm theo những cơn sốt.

4/ Chiếc tã ướt khiến trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm

Một chiếc tã quần ẩm ướt có thể tra tấn giấc ngủ của trẻ. Vì thế, kiểm tra tã quần trước khi ngủ là cần thiết để giúp con có một điều kiện ngủ thoải mái, không quấy khóc, khó chịu trong đêm.

5/ Chiếc bụng đói đánh thức trẻ trong đêm

Chiếc bụng đói là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngủ không sâu giấc, quấy khóc trong đêm. Đặc biệt khi trẻ con trong giai đoạn bú sữa mẹ, sữa mẹ tiêu hóa nhanh hơn sữa mua bên ngoài dẫn đến chiếc bụng bé nhỏ có thể cồn cào trong đêm. Ngoài ra, không cung cấp đủ nước cho một giấc ngủ dài cũng là lý do khiến trẻ ngủ không sâu giấc, quấy khóc trong đêm.

6/ Môi trường ngủ không thoải mái

Quần áo thoải mái, tã quần phù hợp và một chiếc nệm êm ái là điều kiện cần thiết giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu và ngon giấc trong đêm. Ngược lại, môi trường ngủ bí bách, không yên tĩnh, quần áo không sạch sẽ và phù hợp với kích thước của con có thể khiến em khó ngủ và thức dậy nhiều lần trong đêm.

7/ Lịch trình ngủ không khoa học

Một giấc ngủ sâu rất quan trọng cho quá trình lớn khôn của trẻ. Lịch trình ngủ không khoa học và thường xuyên thay đổi sẽ tập cho con những thói quen không tốt như ngủ ngày, thức đêm hay tỉnh giấc và quấy khóc trong đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

8/ Sự khỏe mạnh của bố mẹ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trẻ sơ sinh

Cô bé, cậu bé của bạn tập quen với thế giới xung quanh, luôn hiếu kỳ và cũng rất nhạy cảm. Vì vậy, môi trường sống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con, khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, quấy khóc về đêm. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh hay không có thể được phản ánh qua tình trạng sức khỏe của bố mẹ.

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh hay không có thể được phản ánh qua tình trạng sức khỏe của bố mẹ.  

Mỗi ngày chăm sóc con, bố mẹ cần giữ cho bản thân một sức khỏe tốt, một cơ thể sạch sẽ và không sử dụng những chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia,… Đặc biệt là mẹ đang trong giai đoạn cho con bú. 

9/ Cách hỗ trợ giấc ngủ sâu cho trẻ

Hiểu được những vấn đề trong giấc ngủ của con sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn trên chặn đường đồng hành cùng trẻ phát triển. Bố mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để cải thiện tốt nhất chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc phần lớn xuất phát từ những cơ chế tự nhiên của chu kỳ ngủ. Việc can thiệp, vỗ về con ngay lập tức khi con giật mình hay quấy khóc có thể vô tình làm gián đoạn cơ chế tự nhiên của giấc ngủ. 

Quan sát để nắm bắt các thói quen khi con ngủ và kiên nhẫn chờ xem thiên thần nhỏ có thể tự mình quay trở lại giấc ngủ hay không là việc làm cần thiết. Thời gian chờ lý tưởng là khoảng 5 phút và từ 6 tháng tuổi có thể tăng thời gian này lên từ 10 – 15 phút.

Tuy nhiên, con ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc còn đến từ những vấn đề sức khỏe. Bố mẹ nên kiên nhẫn quan sát để phát hiện ra vấn đề sức khỏe của con và đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp.

Bố mẹ nên kiên nhẫn quan sát để phát hiện ra vấn đề sức khỏe của con. 

Bên cạnh đó, nếu con của bạn đang trong giai đoạn mọc răng, sử dụng núm vú giả, chườm khăn lạnh hoặc nhẹ nhàng đặt một chiếc muỗng đã bỏ vào ngăn đông lên nướu của trẻ là một phương pháp hiệu quả giúp con xoa dịu, giảm đau, ngứa và ngủ sâu giấc hơn.

Ngoài việc nắm bắt chu kỳ ngủ, tình trạng sức khỏe và thiết kế một không gian ngủ thoải mái, xây dựng lịch trình ăn ngủ khoa học sẽ giúp trẻ có những thói quen phù hợp giữa ngày và đêm. 

Con có thể sẵn sàng bắt nhịp với nhịp độ sống của người trưởng thành, từ đó tiếng khóc của trẻ sơ sinh sẽ thưa dần qua từng đêm. Song, không nên áp dụng thói quen ăn ngủ không khoa học của người lớn lên trẻ vì con có những chế độ ăn và chu kỳ ngủ riêng biệt, phù hợp với từng thời kỳ.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và biết được những giải pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn trên chặng đường đồng hành cùng quá trình phát triển của thiên thần nhỏ.N

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ