bé ngủ ngày thức đêm

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Thức Đêm Và Cách Khắc Phục

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Giấc ngủ rất quan trọng trong một đời người, nhất là ở lứa tuổi sơ sinh. Việc ngủ đúng và lành mạnh ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển về thể chất, chiều cao lẫn tinh thần của trẻ. Tình trạng bé ngủ ngày thức đêm khiến cho các bậc phụ huynh phải đau đầu và lo lắng cho sức khỏe của con.

trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm
Tình trạng bé ngủ ngày thức đêm rất phổ biến.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé ngủ ngày cày đêm:

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm là một tình trạng khá phổ biến, điều này thường khiến các bậc cha mẹ cảm thấy khó chịu vì giấc ngủ nửa đêm bị đánh thức bởi tiếng khóc, kèm theo sự lo lắng vì giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con. Hãy xem xét những nguyên nhân sau đây để giúp con khắc phục nhé.

Cơn đói đêm:

Điều này khá là phổ biến kể cả ở người trưởng thành, giữa đêm là thời điểm những cơn đói ập đến, thay vì đi xuống nhà ăn mì gói như chúng ta, con sẽ khóc để báo hiệu rằng con cần sữa hoặc ăn.

bé ngủ ngày cày đêm
Đói có thể là nguyên nhân khiến bé thức dậy nửa đêm.

Tiến sĩ Natasha Ahmed, bác sĩ nhi khoa tại Phòng khám khu vực Austin ở Austin, Texas, cho biết rằng cơn đói sẽ là nguyên nhân phổ biến khiến con bạn thức giấc nửa đêm, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi, do đó, bạn hãy cân nhắc về điều này khi trẻ khóc giữa đêm và linh hoạt bổ sung thức ăn phù hợp cho con nhé.

Ngủ ngày quá nhiều:

Thực tế thì ở người lớn, nếu chúng ta dành quá nhiều thời gian để ngủ trưa thì ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe thì giấc ngủ ban đêm cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Đối với trẻ sơ sinh cũng thế, bạn nên kiểm soát giấc ngủ của bé để đảm bảo ngày và đêm được cân bằng. Điều quan trọng là hãy tìm hiểu thời gian ngủ phù hợp với từng lứa tuổi của bé.

Mọc răng:

Mọc răng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngủ ngày thức đêm, đặc biệt là trẻ đang ở độ tuổi 4 đến 6 tháng. Ở độ tuổi này, trẻ phải chịu những cơn đau do mọc răng kéo dài hàng tháng. Tuy nhiên, khi lớn thêm một chút trẻ sẽ học được cách đối phó với cơn đau.

trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao
Bé mọc răng kèm những cơn đau.

Hãy quan sát những dấu hiệu sau:

  • Nước dãi chảy ra nhiều
  • Em bé luôn đưa mọi thứ vào miệng.
  • Sưng nướu

Nếu bé có những tình trạng nêu trên thì có thể trẻ đang trong quá trình mọc răng đấy. 

Môi trường không thoải mái:

Tưởng tượng nếu bạn ở trong căn phòng quá nóng hoặc quá lạnh, chiếc gối quá cứng hay miếng lót không thoải mái thì chắc chắn bạn cũng không thể ngủ và cảm thấy khó chịu.

mẹo chữa ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh
Môi trường không thoải mái khiến bé thức giấc nửa đêm.

Và trẻ sơ sinh cũng thế, thay vì tìm cách giải quyết những vấn đề đó, trẻ lại thể hiện theo những cách ồn ào hay khó chịu nhất để báo hiệu chúng ta tình trạng trẻ đang mắc phải.

Sự lo lắng về chia ly:

Một khái niệm lạ lẫm về sự chia ly, tại sao nó lại xảy ra với trẻ em? Tuy nhiên, một đứa trẻ sẽ hình thành một thói quen khi có bố mẹ hay núm sữa bên cạnh. Khi thức giấc và nhận ra bố mẹ hay vật dụng không có bên cạnh, đứa trẻ sẽ gào khóc vì sự lo lắng chia ly.

trẻ sơ sinh ngủ ngày cày đêm
Lo lắng về sự chia ly cũng là một nguyên nhân phổ biến.

2. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm

Hiểu được nguyên nhân thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm cách khắc phục vì sức khỏe của con em và cả gia đình nhé.

Hãy lên một kế hoạch nhắc nhở những nhu cầu cơ bản của con đã được đáp ứng chưa? Khi con khóc, hãy kiểm tra những vấn đề như con đã được ăn chưa? Con có đang lạnh hay ấm. Đôi khi chỉ cần một bình sữa hay thay đổi nhiệt độ thích hợp có thể khiến con thấy thoải mái.

Nếu như việc bạn xuất hiện hay nhìn món đồ chơi khiến bé hết khóc, thì có lẽ bé đang mắc hội chứng lo lắng về chia ly. Vì vậy, hãy tập dần cho bé thói quen để chống lại những cảm xúc khi không có sự xuất hiện của ba mẹ hoặc món đồ chơi. Cũng đừng lo nếu bạn không thể làm gì, khi bé lớn lên, cơ thể bé sẽ có cơ chế chống lại những cảm xúc đó.

Theo các nhà nghiên cứu, khi bé được đáp ứng một nhu cầu cơ bản, cơ thể bé sẽ sản sinh ra cảm giác được xoa dịu. 

Cần hiểu những nhu cầu của con bằng cách sắp xếp những kế hoạch đánh dấu.

Tập cho bé ngủ sớm cũng là một cách để khắc phục sức khỏe giấc ngủ của bé. Một số nghiên cứu cho rằng những bé đi ngủ sớm từ 20-21 giờ sẽ có giấc ngủ dài hơn những bé ngủ muộn. Ngoài ra, việc ngủ sớm sẽ giúp cơ thể bé sản sinh những hoocmon tăng trưởng, giúp bé phát triển toàn diện. Vì vậy, khắc phục việc ngủ ngày cày đêm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, tránh xa những vấn đề về cân nặng, chiều cao hay tư duy kém phát triển.

Ngoài ra, hãy kiểm tra bé có đang mọc răng hay bị một vấn đề khiến cơ thể đau nhức không? Nếu có, hãy dùng một viên Tylenol nhưng ở liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro không may.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để thấu hiểu trẻ hơn cũng như có những cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng ngủ ngày thức đêm của trẻ sơ sinh nhé!

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ