Trong thai kỳ, ngoài việc ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, tư thế ngủ cho bà bầu cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng. Bà bầu ngủ sai tư thế có thể ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp của bản thân và sự phát triển của thai nhi.
Tại sao bà bầu thường mất ngủ trong thai kỳ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ trong thai kỳ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của bà bầu.
Nguyên nhân khách quan:
Trong đó có một số nguyên nhân khách quan như không gian ngủ quá ồn ào, không thoáng mát hoặc, chế độ ăn chưa phù hợp cùng với áp lực công việc có thể tác động trực tiếp tới tâm lý và chất lượng giấc ngủ của bà bầu.
Nguyên nhân chủ quan:
Bên cạnh đó những nguyên nhân chủ quan như sự thay đổi của hormone, cơn đói giữa đêm vì bà bầu thường ăn nhiều bữa trong ngày hoặc sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể khi tập thể dục chưa phù hợp.
Giấc ngủ có vai trò như thế nào với bà bầu?
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thư giãn, phục hồi cơ thể. Trung bình với người bình thường, thời gian ngủ phù hợp thường kéo dài từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, với bà bầu, thời gian ngủ mỗi ngày cần ít nhất 8 tiếng, trung bình cần từ 9-10 tiếng và có ngủ trưa để thư giãn cơ thể và để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất.
Thời lượng ngủ đủ cùng chất lượng giấc ngủ tốt sẽ hỗ trợ sự phát triển thai nhi. Khoảng thời gian mới mang bầu từ 1-3 tháng đầu là khoảng thời gian mẹ bầu chưa có nhiều cảm nhận khó chịu nhưng cảm giác thèm ngủ thường đến bất chợt và lặp lại với tần suất nhiều hơn.
Ở trong thai kỳ, giấc ngủ còn quan trọng hơn cả. Đây là khoảng thời gian để cơ thể bà bầu tự phục hồi hệ bài tiết, tiêu hoá, đặc biệt là thận do sự thay đổi về hoóc-môn trong cơ thể.
Với những tháng cuối thai kỳ, bà bầu thường đi tiểu nhiều hơn đặc biệt là ban đêm nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ.
Những tư thế ngủ nào bà bầu cần tránh?
Trong thời gian từ 1-3 tháng đầu, khi mới mang bầu và kích thước thai nhi còn nhỏ, mẹ bầu có thể vẫn giữ thói quen nằm ngửa mà không cảm thấy khó khăn. Nhưng trong giai đoạn sau của thai kỳ, nằm ngửa còn có thể gây ra tụt huyết áp, chóng mặt, tăng cân và có thể dẫn đến chứng ngừng thở trong lúc ngủ ở bà bầu và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của thai nhi. Ngoài ra, nằm ngửa lâu trong thai kỳ cuối còn ảnh hưởng tới hệ bài tiết, xương khớp và có thể để lại những bệnh lý sau sinh nghiêm trọng.
Ngoài ra, rất nhiều người thích nằm sấp trong khi có thai. Tuy nhiên, khi mang bầu, việc nằm sấp là không nên vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi cũng như hệ hô hấp và xương cột sống.
Tư thế ngủ cho bà bầu nào tốt với thai nhi?
Có nhiều người có thói quen nằm sấp hoặc nằm ngửa khi ngủ nhưng hai tư thế này ảnh hưởng tới không chỉ bà bầu mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên không phải bà bầu không được nằm sấp hoàn toàn. Việc nằm sấp vẫn có thể nhưng chỉ nên trong khoảng thời gian từ 10-14 tuổi thai. Trong thời gian này, thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng nhờ có lớp dịch bao ngoài, giúp bảo vệ em bé.
Thông thường cách nằm sấp này được áp dụng trong một số bài tập yoga cho mẹ bầu từ 2-3 tháng. Sang đến những tháng sau, việc nằm sấp cần được để ý cẩn thận và hạn chế nằm sấp khi ngủ. Hiện nay có một số loại giường khoét bụng hỗ trợ bà bầu ngủ sấp trong thai kỳ.
Tư thế tốt nhất cho cả bà bầu và thai nhi là tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc trái, thay đổi luân phiên tư thế để hệ tuần hoàn được lưu thông, tránh hiện tượng tê tay chân hay chuột rút. Thời gian mang bầu với những thay đổi của cơ thể có thể mang lại cảm giác khó chịu. Việc nằm nghiêng giúp điều hoà hơi thở tốt hơn.
Từ đó, áp lực, căng thẳng cũng được giảm bớt và bà bầu cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, để hỗ trợ khi nằm nghiêng có thể sử dụng thêm gối ôm cho bà bầu hay gối bà bầu để kê lưng, chân tạo cảm giác thoải mái.
-Nằm nghiêng: phải hoặc trái, thay đổi luân phiên để hệ tuần hoàn lưu thông, không để lại hiện tượng tê chân tay phổ biến ở phụ nữ có thai. Có thể sử dụng gối ôm cho bà bầu hay gối Niu để kê lưng, chân, tạo cảm giác thoải mái. Các bác sĩ cũng khuyên việc nằm nghiêng sẽ giúp làm giảm việc đi tiểu đêm trong những tháng cuối thai kỳ.
Tóm lại, mang thai là khoảng thời gian có nhiều thay đổi trong cơ thể bà bầu. Ngoài hiểu về tư thế ngủ, bà bầu cần sắp xếp thời gian làm việc phù hợp kết hợp tập luyện thể dục đều đặn và cường độ phù hợp với cơ thể để tránh mệt mỏi sau khi tập luyện.
Bạn có thể tham khảo bài tập yoga cho bà bầu tại đây để có thể tập luyện tại nhà, tăng sức bền và thư giãn cơ thể.
Cuối cùng, bên cạnh chế độ ăn uống sinh hoạt và tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới bà bầu và thai nhi. Mong rằng, sau khi đọc bài viết này cùng những lời khuyên về tư thế ngủ cho bà bầu cùng những cách giúp ngủ ngon sẽ giúp bạn có một thai kỳ thật khoẻ mạnh.