Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hội Chứng Ngưng Thở Khi Ngủ

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Hội chứng ngưng thở khi ngủ ngày càng phổ biến. Để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, bạn cần nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh  này.

Chứng ngưng thở khi ngủ hiểu đơn giản tình trạng thở bất thường trong khi ngủ. Những người bị hội chứng này thường có hiện tượng ngưng thở khi ngủ lặp lại nhiều lần. Đây chính là thủ phạm của giấc ngủ kém chất lượng và ít nhiều ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho cơ thể. Thậm chí, về lâu dài còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với sức khỏe. 

Do mức độ ngày càng phổ biến của hội chứng ngưng thở khi ngủ và tác động tiềm ẩn đến sức khỏe. Cho nên điều quan trọng là mọi người phải nhận thức được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của nó. 

1. Các triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ  

Trước khi bản thân nhận ra, người thân hoặc bạn cùng phòng sẽ dễ dàng phát hiện bạn có triệu chứng của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hay không. Thường nhất sẽ là ngáy to và các đợt ngừng thở khi ngủ.

hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngáy được xem là một trong những triệu chứng phổ biến của ngưng thở khi ngủ 

Ngoài ra, các triệu chứng có thể tự mình quan sát được, bao gồm: 

– Giật mình tỉnh giấc đột ngột trong đêm, thường kèm theo phản ứng nghẹt thở hoặc thở hổn hển. 

– Buổi sáng thức dậy luôn có cảm giác đau họng và khô miệng, kèm theo nhức đầu.

– Giảm ham muốn tình dục, thay đổi tâm trạng hoặc thường xuyên cáu kỉnh. 

– Đổ mồ hôi ban đêm. 

– Ngủ ngày quá nhiều. 

Nhìn chung, một người bị bệnh ngưng thở khi ngủ thường không nhận thức được các vấn đề về hô hấp của họ vào ban đêm. Vì lý do đó, bạn nên tìm hiểu vấn đề từ thành viên trong gia đình hoặc bạn cùng phòng. Buồn ngủ quá mức vào ban ngày là triệu chứng dễ nhận thấy nhất đối với những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sống một mình. 

2. Nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Có khá nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Cụ thể như sau: 

– Đặc điểm tự nhiên của cơ thể

Kích thước quá to của lưỡi và các mô khác gần phía sau cổ họng hay vị trí bất thường về xương hàm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến luồng không khí khi hô hấp. 

– Béo phì

Thừa cân là nguyên nhân hàng đầu gây chứng ngưng thở lúc ngủ. Mỡ thừa góp phần làm hẹp đường thở về mặt giải phẫu. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tăng 10% trọng lượng tương đương với nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ tăng gấp sáu lần. 

– Sử dụng thuốc an thần, bao gồm cả rượu

Thuốc an thần và rượu có thể khiến mô trong cổ họng giãn ra, khiến đường thở dễ bị tắc nghẽn. 

hội chứng ngưng thở khi ngủ
Rượu không giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn làm trầm trọng bệnh ngừng thở khi ngủ.

 

– Tiểu sử bệnh lý gia đình

Những người có một hoặc nhiều người thân trong gia đình bị hội chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng tự hình thành và phát triển bệnh hơn. 

– Hút thuốc lá

Những người hút thuốc, đặc biệt là những người nghiện thuốc lá nặng được phát hiện có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hơn những người không hút thuốc.

– Hormone bất thường

Tình trạng hormone bất thường như suy giáp  và thừa hormone tăng trưởng có thể làm tăng nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ. Chúng gây sưng mô gần đường thở hoặc góp phần vào nguy cơ béo phì của một người. 

3. Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không? 

Theo Hiệp hội ngưng thở khi ngủ Hoa Kỳ (ASAA), ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn. Nếu không có cách chữa bệnh ngưng thở khi ngủ đúng cách hoặc không được chẩn đoán kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ còn gây ra những vấn để giấc ngủ như ngủ không ngon giấc, buồn ngủ ban ngày…

Vì ảnh hưởng đến sự cân bằng oxy trong cơ thể, ngưng thở khi ngủ gây ra các vấn đề tim mạch khác nhau. Chẳng hạn như mắc bệnh huyết áp cao, stress, tiểu đường. Ngoài ra, cũng có những tác động thứ cấp như tai nạn ô tô do ngủ gật ở tay lái. 

4. Các phương pháp điều trị cho hội chứng ngưng thở khi ngủ 

Trước khi đi tìm câu trả lời ngưng thở khi ngủ khám ở đâu, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị phổ biến hiện nay để nắm rõ hơn về căn bệnh này nhé! 

– Thay đổi lối sống

Những người được chẩn đoán ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn sẽ được khuyến khích duy trì lối lành mạnh. Chẳng hạn như giảm cân, giảm sử dụng thuốc an thần, ngủ nghiêng, tham gia tập thể dục thường xuyên và giảm uống rượu. 

– Sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) hoặc máy thở áp lực dương hai mức (BiPAP)

Các thiết bị can thiệp này được sử dụng khá phổ biến để điều trị cho bệnh nhân mắc ngưng thở khi ngủ. Chúng sử dụng áp suất không khí để giữ cho đường thở của bạn mở trong khi ngủ. 

– Đeo nẹp hàm

Sử dụng nẹp hàm để giữ hàm hay lưỡi ở một vị trí cụ thể là một lựa chọn cho những người không muốn can thiệp giải phẫu và có triệu chứng bệnh nhẹ

– Phẫu thuật để loại bỏ mô và mở rộng đường thở 

Mặc dù không phải là lựa chọn điều trị ưu tiên, nhưng phẫu thuật để loại bỏ mô và mở rộng đường thở có thể được xem xét.  Phương pháp này chỉ được thực hiện nếu bác sĩ đề nghị trong trường hợp ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đe dọa tính mạng. 

– Thuốc kê đơn 

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày cho những người có triệu chứng này. 

Tóm lại, ngưng thở khi ngủ được xem là một rối loạn giấc ngủ khá nghiêm trọng. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu buồn ngủ vào ban ngày hoặc thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ. Hội chứng này có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau để kiểm soát. Cho nên, yên tâm và sớm lập kế hoạch điều trị kết hợp thay đổi lối sống và các liệu pháp khác nhé!

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ