rối loạn lo âu là gì

Rối Loạn Lo Âu Là Gì? Ảnh Hưởng Như Thế Nào Tới Giấc Ngủ?

Quỳnh Như

Quỳnh Như

SHARE

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Thỉnh thoảng trằn trọc vào ban đêm là chuyện hoàn toàn bình thường. Nhưng khi lo âu thường xuyên cản trở giấc ngủ, thì đó là lúc bạn phải cân nhắc điều trị để tránh gây ra những rủi ro sức khoẻ khác. Cùng tìm hiểu ngay rối loạn lo âu là gì và ảnh hưởng giấc ngủ thế nào nhé! 

Không có gì kỳ lạ khi các triệu chứng lo lắng có thể ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng sức khỏe thể chất là thủ phạm gây ra các  vấn đề về giấc ngủ. Trên thực tế, rối loạn lo âu mới là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Bằng cách tìm hiểu bài viết dưới đây, bạn sẽ nhận thấy liệu chứng rối loạn này có ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình hay không, đồng thời có hướng khắc phục hiệu quả. 

1. Rối loạn lo âu là gì? 

Đầu tiên và quan trọng nhất, cần phác thảo được khái niệm rối loạn lo âu và các triệu chứng của nó. Bằng cách này, bạn mới có thể bắt đầu để ý xem chúng có hiện diện trong cuộc sống của bạn hay không.

Rối loạn lo âu có thể gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc trong thời gian dài.

Khái niệm rối loạn lo âu

Lo lắng là phản ứng tự nhiên của cơ thể bạn khi đối diện với căng thẳng hoặc sợ hãi về những gì sắp xảy ra tiếp theo. Đây được xem như một phần của cuộc sống, xuất phát từ công việc, học tập hoặc những thay đổi đáng kể trong cuộc sống. 

Tuy nhiên, lo lắng có thể trở thành vấn đề lớn khi tồn tại dai dẳng và dường như không có nguyên nhân. Khi điều này xảy ra, tình trạng lo lắng được phân loại vào chứng rối loạn lo âu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày từ năng suất, hiệu quả làm việc, học tập cho đến các mối quan hệ cá nhân.

Phân loại và triệu chứng rối loạn lo âu 

Mỗi loại rối loạn lo âu được đặc trưng bởi các triệu chứng khác nhau, trong đó bao gồm rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn lo âu xã hội, rối loạn liên quan đến ám ảnh và rối loạn lo âu phân ly… 

Các triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn nói chung thường bao gồm: căng cơ, bồn chồn, mệt mỏi, cáu gắt, đổ mồ hôi, có vấn đề về giấc ngủ, run sợ, khó thở, tim đập loạn nhịp, tránh các tình huống xã hội… 

2. Ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến giấc ngủ 

Một trong những triệu chứng rối loạn lo âu phổ biến nhất là gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Bao gồm không thể đi vào giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi khi ngủ dậy, thức giấc giữa đêm và ngủ không ngon… 

Lo lắng, suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến bạn trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ ban đêm.

Những vấn đề này xuất phát từ sự lo lắng khiến bạn phải nghiền ngẫm, suy nghĩ tiêu cực mà không có giải pháp hoặc điểm kết thúc vấn đề. Khi chìm vào giấc ngủ, rất có thể bạn sẽ tiếp tục trằn trọc, thậm chí những điều nhỏ nhất cũng khiến bạn lo lắng đến mất ngủ. 

Ngoài ra, những giấc mơ đáng sợ cũng có thể xuất hiện. Bởi vì rối loạn lo âu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), kích thích những giấc mơ sống động khiến giấc ngủ bị gián đoạn hơn nữa. Bạn có thể bắt đầu sợ đi vào giấc ngủ, tác động xấu đến lịch trình và thói quen ngủ của bạn. 

3. Gợi ý để cải thiện giấc ngủ cho người rối loạn lo âu 

Có một số giải pháp giúp bạn tránh những hành vi cản trở giấc ngủ ngon do rối loạn lo âu. Bạn có thể phát triển thói quen ngủ tốt bằng cách thực hành một số điều dưới đây:

Áp dụng kỹ thuật thư giãn 

Các kỹ thuật thư giãn như tập thở và thư giãn cơ bắp sẽ giúp bạn giảm lo lắng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể kết hợp các cách thư giãn đơn giản khác như tắm nước ấm hoặc thiền trước khi đi ngủ.

Thiền và các bài tập đơn giản có thể giảm triệu chứng rối loạn lo âu.

Kiểm soát các tác nhân kích thích 

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các tác nhân kích thích vấn đề giấc ngủ như chỉ sử dụng phòng ngủ để ngủ và không cho phép ánh sáng xanh của thiết bị điện tử xâm nhập. 

Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hình thành các thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt, cụ thể chỉ sử dụng phòng ngủ của bạn để ngủ hoặc quan hệ tình dục giúp bạn dễ ngủ hơn.

Đặt giờ đi ngủ và thức dậy nhất quán 

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để đồng hồ sinh học bên trong cơ thể hoạt động tốt hơn. 

Đồng thời, tránh ngủ trưa quá 30 phút để tránh cảm thấy mệt mỏi hơn khi vào ban đêm, giúp cải thiện chứng mất ngủ cho một số người.

Tránh các chất kích thích 

Tránh các chất kích thích như caffeine và nicotine gần giờ đi ngủ có thể giúp bạn sẵn sàng về mặt thể chất cho giấc ngủ. Bác sĩ cũng khuyên bạn nên tránh uống rượu gần giờ đi ngủ.

Giấc ngủ sau khi uống rượu có xu hướng nông hơn và dễ gián đoạn hơn, nhất là với người rối loạn lo âu.

Hãy để tâm trí thoải mái! 

Để có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm, bạn cần giải quyết dứt điểm sự lo lắng của mình. Có nhiều phương pháp điều trị và chiến lược đối phó để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Một trong những phương pháp như vậy là liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT).

CBT thường được sử dụng để điều trị chứng lo âu vì nó cho phép bạn giải quyết những suy nghĩ tiêu cực và giảm bớt sự lo lắng bắt nguồn từ chúng. Nó có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn chỉ sau một vài buổi tập; chỉ cần nói chuyện với bác sĩ trị liệu của bạn về những vấn đề bạn đang gặp phải.

Tóm lại, lo lắng gây ra các vấn đề về giấc ngủ và ngược lại thiếu ngủ cũng có thể gây ra chứng rối loạn lo âu. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang trải qua lo lắng, mất ngủ hoặc cả hai, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Việc chẩn đoán kỹ lưỡng sẽ giúp định hướng điều trị của bạn hơn đấy! 

Tác giả

Quỳnh Như

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eosvqui ratione voluptatem sequi nesciunt. Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur,vadipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore.

Bài viết gần đây

Theo dõi Giấc ngủ