Trong suốt những năm tháng đầu đời, đứa trẻ của bạn sẽ phải trải qua nhiều cột mốc quan trọng khác nhau liên quan đến phản xạ và kỹ năng vận động. Từng cột mốc của con trẻ chính là sự đánh dấu cho bước tiến tâm lý của các bậc cha mẹ. Khi những dấu hiệu vận động xuất hiện, một số trong đó đem lại niềm vui, ví như những bước đi đầu đời, và phần còn lại sẽ là nỗi ưu tư lo lắng cho quá trình phát triển của con.

Việc bé ngủ hay lắc đầu là một trong những dấu hiệu mà cha mẹ để tâm và hay đưa ra câu hỏi thắc mắc rằng liệu có điều đó có ổn với con mình hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do tại sao bé ngủ hay lắc đầu và các trường hợp mà các bậc phụ huynh cần lo lắng.
1. Lý do phát triển
Nếu bạn nhận thấy con trẻ vui vẻ và khỏe mạnh, thì không có gì đáng lo ngại về hiện tượng bé ngủ hay lắc đầu, việc lắc đầu thuộc này về lý do phát triển. Dưới đây là một vài lý do thông thường có thể khiến bé lắc đầu.
1.1 Cơ thể bé phát triển kỹ năng vận động
Một khi cơ cổ của bé phát triển, chúng sẽ hình thành cơ chế tự kiểm tra khả năng giữ và cử động đầu của bé. Mặc dù các chuyển động bập bênh có thể trông đáng sợ, nhưng nó là một phần của sự phát triển bình thường, trên thực tế đó là dấu hiệu báo trước cho việc bé tìm ra cách tự ngồi dậy. Thông thường, vào cuối tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu di chuyển đầu từ bên này sang bên kia.
1.2 Cơ chế tự làm dịu cơ thể để rơi vào giấc ngủ
Em bé có thể lắc đầu như một phần của quá trình tự xoa dịu bản thân. Đó có thể là một chiến thuật tự nhiên để giúp bé bình tĩnh tiến vào giấc ngủ. Bạn có thể nhận thấy hành vi này nhiều nhất vào khoảng thời gian trước khi con bạn ngủ.

Mặc dù đây là hành vi phổ biến và bình thường đối với trẻ sơ sinh, nhưng có những tình huống lăn đầu quá thường xuyên và mạnh đến mức làm rối loạn giấc ngủ của trẻ. Trong trường hợp như vậy, hành động lắc đầu có thể được coi là rối loạn chuyển động nhịp nhàng (RMD).
1.3 Lắng nghe âm thanh
Em bé thường sẽ di chuyển đầu về phía những âm thanh quen thuộc hoặc thú vị, chẳng hạn như tiếng va chạm lớn hoặc giọng nói của cha mẹ hay người chăm sóc. Nếu hai hoặc nhiều người đang nói chuyện hoặc có nhiều tiếng động trong phòng, em bé có thể di chuyển đầu qua lại, cố gắng theo dõi âm thanh. Trong một căn phòng yên tĩnh hơn, các chuyển động này của đầu có thể sẽ dừng lại.
2. Lý do y tế
Nếu lắc đầu có liên quan đến các triệu chứng thể chất và hành vi khác, thì đó có thể là do các vấn đề về phát triển hoặc một số bệnh lý nhất định. Bé ngủ hay lắc đầu quá mức hoặc lặp đi lặp lại cho thấy một vấn đề tiềm ẩn cần được tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong những trường hợp này, liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và can thiệp sớm là việc rất quan trọng vì nó liên quan đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây đề cập một số lý do:
2.1 Đau, nhiễm trùng tai hoặc tụ dịch trong tai giữa
Nhiễm trùng tai khiến trẻ lắc đầu khi ngủ thường xuyên hơn bình thường để xoa dịu bản thân khỏi cơn đau. Lắc đầu đột ngột có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai, đặc biệt nếu trẻ bị sốt hoặc ngoáy tai. Điều này thường đi kèm với sốt, quấy khóc và các dấu hiệu bệnh tật khác. Sau đó có thể xảy ra giật tai kèm theo lắc đầu.

2.2 Động kinh, rối loạn chuyển động nhịp nhàng (RMD)
Bé ngủ hay lắc đầu có thể do bị động kinh, bao gồm cả trẻ sơ sinh, bị giật cơ. Đây là những cơn co giật rất ngắn gây ra những cơn co thắt đột ngột ở các cơ. Trong khi giật có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chúng có thể khiến một số trẻ quay đầu hoặc cổ. Các cơn giật rất ngắn và cha mẹ hoặc người chăm sóc ban đầu có thể không nhận ra chúng là cơn động kinh.
Rối loạn chuyển động nhịp nhàng (RMD) thường xảy ra khi trẻ đang đi vào giấc ngủ hoặc đã ngủ và có thể bao gồm việc lắc đầu từ bên này sang bên kia hoặc các chuyển động lặp đi lặp lại khác, bao gồm đập đầu, đung đưa cơ thể hoặc lăn. Không có xét nghiệm nào để chẩn đoán RMD, mà thay vào đó là một số dấu hiệu, bao gồm các chuyển động thường xuyên và đủ mạnh để cản trở giấc ngủ, làm suy giảm sự tỉnh táo vào ban ngày hoặc khiến bệnh nhân có nguy cơ bị chấn thương cơ thể.
2.3 Tự kỷ và các vấn đề phát triển khác
Một số người tự kỷ cử động cơ thể để tự xoa dịu hoặc tự kích thích bản thân. Họ có thể gật đầu hoặc lắc đầu, thường là theo chuyển động nhịp nhàng. Trẻ sơ sinh có thể mắc chứng tự kỷ nếu họ:
- Không đạt được các mốc phát triển
- Đạt được và sau đó lại mất kỹ năng
- Không giao tiếp bằng mắt hoặc trả lời với cha mẹ hoặc người chăm sóc
2.4 Rối loạn thần kinh
Trẻ ngủ hay lắc đầu có thể báo hiệu một vấn đề về thần kinh, đặc biệt khi em bé dường như không thể kiểm soát được hoặc có những cử động, hành vi bất thường khác. Trẻ bị rối loạn thần kinh có thể không đạt được các mốc phát triển, gặp khó khăn với lời nói, cử động và các hành vi đặc trưng của lứa tuổi.
Khi trẻ khám phá thế giới, chúng liên tục phát triển các kỹ năng mới. Đôi khi, những hành vi bất thường sẽ xuất hiện cùng với những kỹ năng này. Trong hầu hết các trường hợp, bé ngủ hay lắc đầu là một hành vi bình thường, phù hợp với sự phát triển cho thấy trẻ đang khám phá và tương tác với thế giới. Nhưng bên cạnh đó cũng sẽ tìm ẩn một số lý do bệnh lý, và chúng cần được phát hiện và chữa trị sớm. Hãy thường xuyên để ý đến con trẻ của mình để cùng đồng hành với con trong quá trình trưởng thành một cách tốt nhất nhé!